Bữa sáng được coi là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Chúng giúp cơ thể chúng ta khởi động quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo và cung cấp năng lượng để bắt đầu cho những hoạt động trong ngày mới. Nếu bạn đang ở Sài Gòn hoặc có dịp đến thăm nơi đây thì nên ăn gì vào buổi sáng? Ăn ở đâu để thưởng thức được những món ngon, bổ và rẻ? Đây có lẽ là mối quan tâm của rất nhiều người mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Hãy cùng Du lịch Hòa Bình Việt Nam khám phá các quán ăn sáng Sài Gòn ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc nhé!
Bữa sáng được coi là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Chúng giúp cơ thể chúng ta khởi động quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo và cung cấp năng lượng để bắt đầu cho những hoạt động trong ngày mới. Nếu bạn đang ở Sài Gòn hoặc có dịp đến thăm nơi đây thì nên ăn gì vào buổi sáng? Ăn ở đâu để thưởng thức được những món ngon, bổ và rẻ? Đây có lẽ là mối quan tâm của rất nhiều người mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Hãy cùng Du lịch Hòa Bình Việt Nam khám phá các quán ăn sáng Sài Gòn ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc nhé!
Nổi tiếng là một con phố dành cho khách Tây ba lô nên các nhà nghỉ tại đây rất nhỏ xinh với giá cả vô cùng mềm. Có thể kể đến vài hostel như sau:
Bùi Viện Hostel: 205/12 đường Bùi Viện. Phòng ốc ở đây tuy nhỏ nhưng sạch sẽ và đảm bảo an ninh. Chủ nhà lại thân thiện, hiếu khách nên hostel này được đánh giá rất cao trên các trang mạng xã hội
Saigon Backpackers Hostel: 241/ 32 đường Phạm Ngũ Lão. Nhà nghỉ nằm cách 800m so với phố đi bộ, buổi sáng còn được phục vụ miễn phí café và chuối. Hostel có đầy đủ hạng phòng riêng và phòng tập thể cho nam và nữ
Beautiful Saigon Boutique Hostel: hẻm 40/13-15-17-19-21 đường Bùi Viện. Là khách sạn duy nhất trên phố Bùi Viện có bể bơi. Phòng ốc rộng rãi, thoáng mát, giá cả lại cực mềm. Chính vì thế nên khách sạn lúc nào cũng trong tình trạng “full booking”.
Phố đi bộ Bùi Viện, hay còn gọi là Phố Tây Bùi Viện là một khu phố dài khoảng 500m, nằm trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão và Đỗ Quang Đẩu. Tất cả đều thuộc quận 1 của tp. Hồ Chí Minh. Đây là một vị trí rất trung tâm của thành phố. Xung quanh tập trung nhiều khách sạn, nhà nghỉ, công sở, các địa điểm tham quan du lịch, chợ và trung tâm thương mại.
Phố đi bộ Bùi Viện sẽ mở cửa từ 19 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau vào 2 ngày cuối tuần (thứ 7 và Chủ Nhật) nhằm phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí, ẩm thực, các màn trình diễn đường phố cho người dân Sài Gòn, khách du lịch nội địa và quốc tế. Những ngày còn lại, phố vẫn mở tuy nhiên các phương tiện giao thông sẽ được đi lại như bình thường.
Đến với phố đi bộ Bùi Viện, du khách sẽ được hưởng “Four Free”. Đó là wifi, cung cấp thông tin hỗ trợ khách du lịch, nhà vệ sinh và “nụ cười miễn phí”. Đây là một trong những điểm mạnh của phố đi bộ nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nếu bạn là người hướng ngoại, yêu thích sự sôi động và thích giao lưu, kết bạn bốn phương thì phố đi bộ Bùi Viện là một địa điểm không gì thích hợp hơn. Bởi lẽ đến đây vào 2 ngày cuối tuần, bạn sẽ thấy náo nhiệt hơn bao giờ hết. Nơi đây sẽ tập trung mọi loại ngôn ngữ, màu da, mái tóc của bạn bè quốc tế.
Những bản nhạc sôi động dưới ánh đèn rực rỡ phát ra từ các quán bar, quán pub dọc hai bên phố đi bộ như muốn níu chân khách bộ hành. Sau một tuần làm việc căng thẳng, được giải tỏa bằng một ly rượu Tây dưới âm nhạc xập xình sôi động, chắc chắn bạn sẽ lấy lại tinh thần rất nhanh thôi!
Một con phố đi bộ khác bạn cũng không thể bỏ qua khi tới Sài Gòn đó chính là phố đi bộ Nguyễn Huệ quận 1
Tại đây cũng có rất nhiều quán ăn, quán café, quán bia vỉa hè là địa điểm hẹn họ, tụ tập hội bạn thân để cùng cảm nhận không khí của Sài Gòn khi về đêm. Các hàng quán đều có đầy đủ song ngữ Việt – Anh nên du khách rất dễ có thể tìm cho mình một địa điểm hợp lý.
Ngoài ra, phố đi bộ Bùi Viện còn tổ chức rất nhiều hoạt động giải trí, vui chơi hấp dẫn và độc đáo. Ví như những màn biểu diễn nghệ thuật, ảo thuật đường phố thu hút ánh nhìn của rất nhiều người.
Nếu bạn là “team ăn vặt” không thể bỏ qua con phố này. Tại đây có rất nhiều món ăn vặt ngon tuyệt cú mèo. Cùng Halo Travel dạo qua và nếm thử các món sau nè:
Nếu đói bụng, bạn có thể ghé quán nướng cô Lệ (hay còn có tên là BBQ 198) để thưởng thức đủ loại đồ nướng từ bò, gà, dê, hải sản… Các đồ xiên que được tẩm ướp rất vừa miệng, thơm nức mũi khiến dòng người đi lại không thể không dừng chân thưởng thức. Không gian lại rất gần gũi, thân thiện, chuẩn chất “street-food” với các dãy bàn ghế thấp nhỏ san sát nhau. Mức giá rẻ đến bất ngờ, chỉ từ 5k/xiên thôi nha!
Ốc không chỉ nổi tiếng ở Bùi Viện mà còn ở cả Sài Gòn. Đến Sài Gòn mà không đi ăn ốc quả là thiếu sót lớn. Nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến quán ốc nằm gần cuối đường Bùi Viện. Tại đây du khách tha hồ lựa chọn các loại ốc to nhỏ như ốc mít, ốc móng tay, ốc mỡ, ốc hương… Không chỉ vậy, quán còn có thêm cả sò huyết, cua, ngao, mực… cực kỳ hấp dẫn nữa nhé!
Đây là thứ đồ uống “must-try” khi tới phố Tây Bùi Viện. Tại đây có khá nhiều loại bia, từ những thương hiệu nổi tiếng như Tiger, Heniken, Bia Sài Gòn đến hương vị truyền thống như Bia hơi Việt Nam. Hơn nữa, giá cả lại cực kỳ mềm, hợp túi tiền của rất nhiều bạn trẻ.
Người Sài Gòn rất chuộng sinh tố bởi đơn giản là món đồ uống rất “healthy”. Tại phố đi bộ Bùi Viện có rất nhiều quán sinh tố trái cây nhưng phải tìm đúng quán Five Boys nhé! Đơn giản vì thứ đồ uống ở đây được pha đầy đặn lại có thêm nguyên miếng trái cây dày cộm để bên trong. Vậy nên thực khách không chỉ được uống mà còn được nhấm nháp cho qua cơn khát nữa nhé!
Phố Tây Bùi Viện không chỉ được mệnh danh là con phố không ngủ mà còn là con phố “không lo chết đói” vì cứ 2km là đã có đến chục quán hàng rong rồi. Ta có thể bắt gặp đủ mọi thứ từ bánh mỳ, khoai nướng, hoa quả tươi đóng gói, hải sản, bắp xào, bánh kẹo….
Nằm ở trung tâm của thành phố, vậy nên việc đi lại giữa phố đi bộ Bùi Viện và các điểm tham quan rất đơn giản. Với khoảng cách này, du khách có thể đi bộ, bắt taxi hoặc grab. Rất nhanh chóng và thuận tiện nhé! Cùng điểm qua nhé:
Sau bài review phố đi bộ Bùi Viện của Halo Travel, các bạn cảm thấy con phố này hấp dẫn chứ? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm những địa điểm du lịch khác ở Sài Gòn:
Năm mới năm me, thường niên, mình vẫn sẽ dành những ngày đầu năm để sum vầy với gia đình, đi chúc tết họ hàng. Khoảng ba năm đổ lại đây, mình có thêm một “cái thú” mới, chính là đi cà phê một mình vào ngày mùng 2 Tết, khi biết rằng có những quán vẫn mở cửa vào những ngày này.
Ra quán cà phê ngày Tết, lựa những nơi nhìn xuống phố phường nhộn nhịp, cầm theo 1 cuốn sách để đọc, mang theo laptop để gõ đôi ba dòng nhắn nhủ bản thân trong năm mới, nghe dăm ba bài nhạc…cô đọng bản thân vào những điều thích thú giản đơn nhất trong lúc vẫn tận hưởng không khí tươi mới xung quanh là một vùng trời vô cùng bình yên bạn ạ.
Tiện đây mình cũng lách cách gõ lá thư Monday Mood số 9 này, coi như là khai bút đầu năm. Mời bạn cùng đọc nhé.
Và hiển nhiên, một bài nhạc nhỏ ây!
“Sài Gòn mùa Tết này chắc cũng không khác gì nhiều anh nhỉ?”
Vừa xã giao, anh thợ tóc vừa đẩy vội tông đơ cho những người khách cuối cùng trước khi lên xe về quê.
“Chỗ em miền Tây, Tết là tha hồ bí tỉ; đốt pháo, ăn cỗ đã lắm…”
Vẫn thường trực những câu hỏi, pha chút sự tò mò trước những đồn đãi về cái Tết ở vùng đất học đất làm hoa lệ này. Thế nhưng, vẫn có đó những con người đã đón “Tết Sì Gòn” từ thuở cha sinh mẹ đẻ, niềm nở và hiển nhiên như cách vùng đất này ưu ái làm đất “quê” cho chính họ, những người đã đến và chọn Sài Gòn làm chốn để về từ bao lâu nay.
Khi đã hít căng phổi bầu không khí “công nghiệp” ở Sài Gòn, so chiếu với đôi ba dịp đi chơi đây đó cận Tết ở Việt Nam, phải công nhận, nếu không để ý, Tết ở Sài Gòn không có mấy phong vị “truyền thống” cho lắm. Không thấy quá nhiều cỗ to ngồi bệt, đường làng pháo xuân, ra vô xôm tụ đền chùa mặt phố,…
Ấy nhưng, chút này chút kia đâu đó, nhìn kỹ một xíu, ở Sài Gòn Tết vẫn đến một cách đủ đầy.
Giáp Tết, trước nhất là chuyện sắm sửa; ở Hà Nội có con phố Hàng Mã nhộn nhịp đồ Tết, ở Sài Gòn có một khu vực ngậy mùi thuốc bắc nô nức không kém chính là khúc đường Hải Thượng Lãn Ông, quanh chợ Kim Biên. Chỉ mới vừa chớm sau Giáng Sinh, các cửa hàng san sát nơi đây đã rực sắc đỏ nào câu đối xuân, giấy dán tường, đèn lồng, khánh Tết, tiên đồng ngọc nữ, thần Tài,… đủ cả. Xởi lời chào mời, khách đến khách đi cười nói chẳng ngớt miệng. Điểm tô vào đó là những vỉa hè chen chúc hoa xuân, nào là mai kiểng, mào gà, rồi cúc, đào có đủ; ngay ngắn hé nụ gọi mời người mua.
Rồi thì cũng đến những ngày đầu năm. Tiết xuân thành phố trời thường hanh nắng, nhiều mây, se se vào sáng sớm và ấm nóng khi giữa trưa. Một hình ảnh thân thuộc mỗi sáng sớm mấy mùng Tết chính là dòng xe đi từ tốn của các gia đình, ai cũng xúng xính, áo quần phẳng phiu. Thân thuộc hơn cả là hình ảnh bố mẹ chạy xe máy, kẹp giữa những đứa con thơ; lâu lâu còn kẹp cả những chú chó ngơ ngác mắt tròn xoe lè lưỡi đón gió xuân. Hướng mắt xuống một xíu, rải dọc phố phường thường là lấp lánh vuông vắn những xác pháo giấy, hắt nắng loang ra cả một vùng. Xa xa một chút, trên những chiếc cầu được đánh số điểm danh dọc con kênh Nhiêu Lộc, vẫn có các dì các cô đứng kê tay tám chuyện; hay ven vỉa hè quanh vòng quay Phù Đổng Thiên Vương, vẫn có các chú các bác miệng phì phèo khói, gật gù buôn dưa lê. Vào tới trung tâm, hoà vào cùng với niềm vui Tết Việt Nam còn là những gia đình ngoại quốc, háo hức nhìn ngang dọc cảnh sắc dịp lễ.
Dễ thấy nhất ở Sài Gòn mùa Tết chính là sự vắng vẻ trên những trục đường sầm uất thường ngày. Dọc những trục đường Cách Mạng Tháng 8, Trường Chinh, Cộng Hoà; hay Hai Bà Trưng, Nguyễn Kim, Phạm Văn Đồng,… vốn thường ngày phải nhích từng chút, thì nay bon bon mặc sức mà đi. Có chăng là trừ khu vực Nguyễn Huệ, Lê Lợi,… những tụ điểm lễ tết hẳn nhiên là đông đúc người hơn.
Thông thường, hoạ thêm cho những cung đường vắng là những cửa tiệm im lìm đóng cửa, nhưng dạo gần đây đã có nhiều hơn những cửa hàng tiện lợi hay những quán cà phê “có thương hiệu” mở đón phục vụ khách vui xuân. Chẳng cần phải thủ sẵn đồ ăn hay lo thiếu thức uống ngọt đường nữa.
Tiện nói về sự thay đổi dạo gần, vài năm trước, rộ lên phong trào bận áo dài cách tân với vạt xoè ngắn, cổ tròn, hoạ tiết sặc sỡ, tay áo bó lơn cơn chớm qua cùi chỏ; thì độ mấy năm nay, cái chất “cổ phục” áo tấc với cổ thuyền, vạt dài, vải gấm, vải lụa và tay áo thụng xuất hiện khắp nơi; nom vô cùng hài hoà, nhiều màu sắc nhưng không quá sặc sỡ. Bất kể nam nữ, trước cổng chợ Bến Thành, đối diện dự án cao ốc sừng sững hiện đại đương xây dở, ngay phía trên hầm tàu điện đầu tiên sắp chính thức hoạt động của thành phố, “gần xa nô nức yến anh” vẫn cứ tay cầm nhành mai, nhành đào; chân sải bước, tạo dáng chụp ảnh quay phim líu tíu khắp công trường.
Tết ở Sài Gòn có khác chăng với sách vở, phim ảnh phổ thông những cảnh sắc thôn quê; tuy nhiên vẫn nồng ấm, nhẹ nhàng cái nét quây quần gia đình Á Đông, vẫn có cúng giao thừa, làm bánh chưng, bánh tét; vẫn lễ chùa và lễ nhà thờ mừng năm mới, hái lộc và những mâm cơm sum vầy; pháo bắn ầm trời (hình như là mới năm nay cho phép lại), hoà cùng sự cởi mở đón chào bạn bè quốc tế chung vui rôm rả.
Dịp đầu năm nào cũng vậy đấy, cũng thơm nức bầu không khí xôn xao và bình dị theo một lẽ rất riêng của “Tết Sài Gòn”.
Với nhiều người, hai chữ Sài Gòn luôn mang một màu sắc hoài niệm, nhắc nhớ về những ngày xưa. Nhưng là một người trẻ đã được sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh thời buổi hiện đại, hiện tại chính là những kí ức đẹp nhất mà mình đang gom vào.
Những năm tới, trước những thay đổi, bạn sẽ làm gì để Tết vui hơn nữa?
Bạn có thể chia sẻ trong phần bình luận hoặc tự nghiệm xem sao nhé.