Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cùng người lao động hai nước tại Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức ở Thủ đô Seoul (Ảnh: Molisa).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cùng người lao động hai nước tại Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức ở Thủ đô Seoul (Ảnh: Molisa).
Theo Nghị định 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, trường hợp bác hiện nay 45 tuổi thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do đó, bác có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu và phải đóng đủ 20 năm.
Phương thức đóng (Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP):
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, hiện bác 45 tuổi thì bác chọn phướng án đóng hai đợt hoặc nhiều đợt cho đủ 10, sau đó bác đóng 1 lần 10 năm để đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương lưu, khi đó có thể khoảng 56 tuổi bác sẽ được hưởng chế độ.
Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời.
Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ). Theo lộ trình này, năm 2023, nam sẽ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 9 tháng, nữ là từ đủ 56 tuổi.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Đồng thời, trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Vì vậy, khi người lao động nghỉ hưu sớm thì sẽ không được hưởng nguyên lương hưu.
Làm rõ hơn về quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi, bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng truyền thông, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội thông tin, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối với người nghỉ hưu sẽ dựa trên 2 điều kiện, đó là tuổi đời và số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm. Tuổi đời thì sẽ lấy năm tối đa trừ đi 5 năm, trừ những trường hợp đặc biệt về sức khỏe hoặc môi trường làm việc, một số trường hợp có quy định riêng liên quan đến bệnh HIV…
Về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, đối với nữ thì 30 năm mới được hưởng tối đa 75%, đối với nam là 35 năm. Do vậy đối với nam, nghỉ hưu khi đóng bảo hiểm xã hội 20 năm, nếu chưa đủ tuổi về hưu thì sẽ còn 45%; tỷ lệ này đối với nữ tương ứng thời gian đóng là 15 năm.
Ngoài điều kiện này, thì mỗi năm về hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2%. Cụ thể, nếu nam đóng bảo hiểm xã hội 20 năm, về hưu trước tuổi 5 năm thì mỗi năm sẽ bị trừ 2%, chỉ còn 35%.
“Như vậy mức lương hưu sẽ rất thấp, chúng tôi cho rằng người lao động nên đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu”, bà Châu nhấn mạnh.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hiện đang đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, nhưng cũng không đưa trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định vào diện thụ hưởng vì lo ngại mức lương hưu thấp.
Với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, người lao động bị trừ 2% mức hưởng. Ngược lại, nếu lao động nam đóng bảo hiểm xã hội trên 35 năm và nữ đóng hơn 30 năm thì ngoài lương hưu tối đa 75% sẽ nhận trợ cấp một lần cho số năm đóng thừa.
Dự thảo Luật đề xuất mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2022, cả nước đã giải quyết gần 763.000 người hưởng lương hưu, nhưng chỉ có khoảng 420 nghìn người đạt tỷ lệ hưởng 75%, chiếm hơn 55% số người được giải quyết hưởng chế độ hưu trí.
Phần lớn có mức hưởng từ 3 đến dưới 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, mặc dù tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa của Việt Nam là 75%, khá cao so với một số nước trong khu vực, song với tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không cao (bình quân năm 2022 là 5,73 triệu đồng/tháng), nên mức lương hưu bình quân của người hưởng lương hưu hiện nay cũng chỉ khoảng 5,4 triệu đồng/tháng.