Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Đà Nẵng

Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Đà Nẵng

Tên đầy đủ: Cộng hoà Cu-ba (Republic of Cuba)

Tên đầy đủ: Cộng hoà Cu-ba (Republic of Cuba)

Chiều ngày 11/02/2022, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tiếp thân mật ông Hoàng Duy Hùng - Luật sư người Mỹ gốc Việt, người sáng lập kênh Youtube “Góc nhìn Hoàng Duy Hùng”

Tham dự buổi tiếp có nhà báo Trường Nguyễn, chủ Kênh Youtube “Viet Nam Today”, đại diện lãnh đạo Ban Châu Mỹ và Ban Công tác đa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cảm ơn luật sư Hoàng Duy Hùng về tấm lòng hướng về quê hương và những đóng góp của luật sư đối với đất nước. Thông qua “Góc nhìn Hoàng Duy Hùng”, luật sư đã truyền tải thông tin một cách rất gần gũi, dễ hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Việt Nam đến với người Việt Nam ở nước ngoài. Đại sứ Nguyễn Phương Nga mong muốn luật sư Hoàng Duy Hùng cùng các cộng sự của mình sẽ tiếp tục là kênh thông tin quan trọng, góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của bà con người Việt ở nước ngoài để cùng hướng về xây dựng quê hương, đất nước. Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam luôn là một cầu nối gắn kết người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc và hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với luật sư trong thời gian tới trên lĩnh vực thông tin đối ngoại nói riêng cũng như đối ngoại nhân dân nói chung.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp và làm việc với luật sư Hoàng Duy Hùng và những thành viên trong đoàn. Tháng 8 năm 2020, kênh Youtube Góc nhìn Hoàng Duy Hùng đã đăng tải loạt bài viết “Sự thật về Biển Đông” của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam. Sau khi đăng tải, loạt bài đã thu hút hàng triệu lượt người xem và nhận được sự phản hồi tích cực, giúp bạn bè quốc tế cũng như người Việt Nam ở trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về vấn đề Biển Đông và quan điểm của Việt Nam.

Mộ Trạch là một trong bốn làng của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng, được mệnh danh là "Làng tiến sĩ", "Làng khoa bảng", "Làng tiến sĩ xứ Đông",…

Trong một buổi chiều thu trời se lạnh, qua cánh cổng uy nghi rồi đi hết con đường làng với hàng cau vua thẳng tắp, trước mắt dần hiện ra làng Mộ Trạch.

Mộ Trạch - "Làng tiến sĩ xứ Đông"

Mộ Trạch là một trong bốn làng của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nơi đây nổi tiếng là đất khoa bảng, được mệnh danh là “Làng khoa bảng”, "Làng tiến sĩ xứ Đông".

Làng Mộ Trạch có nhiều dòng họ sinh sống nhưng chiếm phần đông nhất chính là dòng họ Vũ, đây là nơi phát tích dòng họ Vũ Việt Nam.

Làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng và được mệnh danh là "Làng tiến sĩ xứ Đông". Ảnh: Bằng Vũ

Mộ Trạch được mệnh danh là "Làng tiến sĩ xứ Đông", "Làng bảng khoa" vì có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước. Trải qua bao năm tháng, nơi đây vẫn giữ được vẻ cổ kính và bình dị như bao làng quê khác vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Người dân làng Mộ Trạch xưa và nay đều lấy nghề nông làm trọng nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là một tinh thần hiếu học được duy trì qua hàng nghìn đời nay.

Đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của cụm di tích lịch sử văn hóa đình - miếu làng Mộ Trạch, là câu chuyện về giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn. Người dân làng Mộ Trạch cũng giữ vững một niềm tin rằng, thế hệ con trẻ thông minh, học giỏi, "học một biết mười" là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng và tinh hoa đất trời,...

Là một người dân sinh ra tại vùng đất hiếu học, ông Vũ Xuân Quân, hiện đang công tác tại Thư viện TP.Hải Dương cho biết, dù không thuộc bậc lão làng nhưng những câu chuyện về nguồn gốc, về thành tích bảng khoa của các bậc hiền nhân, ông đều nắm rõ.

"Gọi làng Mộ Trạch quê tôi là làng tiến sĩ, trong chữ Hán gọi là 'tiến sĩ sào'. Sào có nghĩa là tổ chim với ý nghĩa làng Mộ Trạch giống như một tổ chim ủ trứng ấp, nở ra nhiều người học giỏi, đạt được học vị cao quý là trạng nguyên, tiến sĩ", ông Quân tự hào kể lại.

Đình làng Mộ Trạch. Ảnh: Mạnh Tỏi

Theo những tư liệu lưu trữ, làng Mộ Trạch từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII (thời Hồng Đức) có 36 người đỗ tiến sĩ, 1 trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn.

Khoa thi Bính Thân vào năm 1656 , cả nước có 3.000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3 người.

Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là "Nhất gia bán thiên hạ" có nghĩa là "một làng bằng nửa thiên hạ".

Theo lời kể, làng Mộ Trạch cũng là nơi nơi "chôn nhau cắt rốn" của Trạng Cờ Vũ Huyên, Trạng Toán Vũ Hữu, Trạng Vật Vũ Phong, Trạng Chạy Vũ Cương Trực và Trạng Chữ Lê Nai (đỗ Trạng Nguyên). Trải suốt hơn 5 thế kỷ từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời Vua Lê, Chúa Trịnh, luôn luôn có các bậc anh tài làng Mộ Trạch.

Trong 82 văn bia còn lại tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có đến 18 bia khắc tên 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Còn tại Văn Miếu Mao Ðiền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thì có đủ tên của 36 tiến sĩ làng Mộ Trạch.

Cổng tam quan mới kiến tạo của đền thờ Tổ dòng họ Vũ.

Vùng đất thiêng nuôi nấng bao thế hệ anh tài

Người dân Mộ Trạch suốt bao đời nay đều răn dạy con cháu về truyền thống hiếu học, học để thoát nghèo đói và làm rạng rõ dòng họ, tổ tiên. Mộ Trạch ngày nay lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn không ngừng phấn đấu đỗ đạt thành tài.

Tính đến thời điểm hiện tại, làng bảng khoa Mộ Trạch đã có thêm nhiều tiến sĩ khác. Các thế hệ con cháu có địa vị cao không chỉ trong nước mà còn vươn xa đến tầm quốc tế. Có thể kể đến như Đỗ Khắc Thịnh đỗ Tiến sĩ Vật lý ở Nhật Bản, Đặng Vũ Phương Nghi đỗ Tiến sĩ Văn học ở Pháp, Tiến sĩ Hoá học Vũ Đàm ở Mỹ mới ở độ tuổi 30 nhưng đã có những công trình lừng lẫy khiến tổng thống Mỹ đích thân mời ông phụ trách việc thẩm định và cấp bằng sáng chế cho các công trình phát minh trong nước và quốc tế thuộc cục phát minh, sáng chế Mỹ… và nhiều người thành tài, công tác tại các bộ, ngành,...

Người dân Mộ Trạch suốt bao đời nay đều răn dạy con cháu về truyền thống hiếu học. Ảnh: mạnh Tỏi

Từ năm 2010 đến nay, làng Mộ Trạch có 3.200 nhân khẩu, nhưng đã có gần 600 người đỗ đại học chính quy. Mới đây nhất, năm 2020, làng có 16 em đỗ các trường đại học được đánh giá nằm trong top đầu tại Việt Nam. Danh sách học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh qua các năm của làng cũng dày đặc, mỗi năm đều có hàng chục em đạt thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

Bên cạnh đó, các thế hệ hiện tại của làng Mộ Trạch còn có nhiều người lựa chọn theo con đường du học nước ngoài, mà chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Người xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”, làng “Chằm” ở đây là làng Mộ Trạch và ý muốn nói đến mạch chữ không ngừng chảy ở mảnh đất hiếu học, nhiều nhân tài này.

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm "Làng tiến sĩ" bao đời nay.

Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để mạch chữ xứ Đông luôn chảy mãi.

1. Tên nước: Hà Lan (Nederland)

2. Thủ đô: Amsterdam ( Chính thức), Den Haag (Hành chính)

3. Các thành phố lớn: Amsterdam

5. Quốc ca: Wilhelmus van Nassouwe

6. Vị trí địa lý: Là một quốc gia tại Tây Âu, phía Đông giáp Đức, phía Nam giáp Bỉ, nằm giữa các vĩ tuyến 50° và 54° Bắc, giữa các kinh tuyến 3° và 8° Đông.

8. Khí hậu :  Khí hậu hải dương ôn hoà với mùa hè ấm và mùa đông mát, có độ ẩm cao đặc trưng.

9. Dân số: 17.183.397 triệu người (10/2021)

11. Ngôn ngữ: tiếng Hà Lan, tiếng Anh

12. Đơn vị tiền tệ: Euro, Dola Mỹ (chỉ tại Caribe)

13. Tôn giáo: Công giáo Roma 27%, Tin lành 16,6%, Hồi giáo 5,7%, khác 2.3%, không gia nhập 48,4%.

14. Thể chế : Dân chủ nghị viện, quân chủ lập hiến; được phân chia thành 12 tỉnh, mỗi tỉnh nằm dưới quyền của một uỷ viên của quốc vương

15. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 09/4/1973

II. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA HÀ LAN

Hà lan là nước nằm ở vị trí trung tâm Châu Âu, với cảng biển Rotterdam lớn hàng đầu thế giới, sân bay Schiphol Amsterdam kết nối thị trường Châu Âu với trên 500 triệu dân và cơ sở hạ tầng đồng bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, được kết nối liên hoàn và đồng đều trên cả nước. Môi trường kinh doanh xếp hàng đứng thứ 9 thế giới (theo xếp hạng của Forbes năm 2015) với luật lệ minh bạch, chính sách thuế ưu đãi và môi trường tài chính thuận lợi… đứng thứ 8 về đổi mới/ sáng tạo.

Khí đốt: Có trữ lượng  khí đốt tự nhiên khổng lồ. Việc bán khí đốt tự nhiên mang lại doanh thu khổng lồ cho Hà Lan trong nhiều thập niên, thêm vào hàng trăm tỉ euro cho ngân sách chính phủ. Hà Lan được ước tính sở hữu 25% trữ lượng khí đốt tự nhiên trong Liên minh châu Âu.

Mỏ khí Groningen là một trong các mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới, nằm gần Slochteren Việc khai thác này tạo được doanh thu 159 tỉ euro từ giữa thập niên 1970 đến năm 2009.  Mỏ hoạt động dưới quyền của công ty quốc doanh Gasunie và khai thác chung bởi chính phủ, Royal Dutch Shell, và Exxon Mobil thông qua NAM (Nederlandse Aardolie Maatschappij).

Ngành nông phẩm (Agrifood): Mặc dù, diện tích không lớn nhưng Hà Lan là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Hà Lan cung cấp ¼ lượng rau xuất khẩu từ Châu Âu. Nền nông nghiệp Hà Lan ngày càng tập trung vào tính bền vững, nguồn thực phẩm lành mạnh, an toàn và quan tâm lớn đến cảnh quan và môi trường. Tính chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thương mại và logistic đều có trình độ.

Nghiên cứu khoa học: Hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học ở Hà Lan được đánh giá nằm trong số tốt nhất trên thế giới. Hà Lan có chính sách thu hút các nhà nghiên cứu có trình độ ở nước ngoài đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu nhằm giữ thứ hạng ngang bằng với các nước đứng đầu thế giới. Tính cạnh tranh của chính sách thể hiện ở mức thu nhập, thị trường lao động vận hành tốt, chất lượng giáo dục, chính sách nhập cảnh, và các hỗ trợ cũng như quyền dành cho người lao động nhập cư trình độ cao trên thị trường lao động, chất lượng hạ tầng kiến thức, cơ hội nghề nghiệp và giảng dạy, các chương trình thu hút nghiên cứu viên ví dụ như học bổng, trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu sinh. Ngoài ra chính sách khoa học quốc gia cũng dần được đầu tư và quan tâm nhiều hơn, Chính phủ cũng có những chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu quy mô lớn.

Giao thông, vận tải: Rotterdam là cảng lớn nhất tại châu Âu, các sông Meuse và Rhine tạo ra con đường tiếp cận lý tưởng đến vùng thượng du nội lục xa đến Basel, Thuỵ Sĩ, và đến Pháp. Các chức năng chính của cảng là công nghiệp hoá dầu và chuyên chở chung, và trung chuyển tàu. Từ Rotterdam, hàng hoá được chuyên chở bằng tàu, sà lan sông, tàu hoả hoặc đường bộ.

Sân bay Schiphol nằm ngay tây nam của Amsterdam, là cảng hàng không quốc tế chính của Hà Lan, và là sân bay nhộn nhịp thứ ba tại châu Âu về lượng hành khách.

III. ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA, PHONG TỤC TẬP QUÁN

Chẳng phải nói ai cũng biết cối xay gió là một biểu tượng lớn nhất của đất nước Hà Lan xinh đẹp, hiện đang được bảo tồn như một phần của lịch sử đất nước này. Các cối xay gió đóng vai trò quan trọng trong tiến trình cải tạo đất và kiểm soát nguồn nước. Chúng góp phần giữ cho đất đai được khô ráo bằng cách bơm nước từ các vùng thấp sang vùng cao, và công việc này giờ được thay thế bằng các máy bơm nước.

Hà Lan có lịch sử lâu dài về khoan dung xã hội và nay được nhìn nhận là một quốc gia tự do, xét về chính sách ma tuý của nước này và việc họ hợp pháp hoá an tử. Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Hà Lan có danh tiếng là quốc gia đi đầu về quản lý môi trường và dân cư. Năm 2015, Amsterdam và Rotterdam lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5 trong chỉ số thành phố thành phố bền vững Arcadis. Tính bền vững là một khái niệm quan trọng đối với người Hà Lan, mục tiêu của chính phủ Hà Lan là có một hệ thống năng lượng bền vững, đáng tin cậy và giá cả phải chăng đến năm 2050

Người dân Hà Lan không chạy theo thời trang, họ thích ăn mặc sao cho thoải mái, thuận tiện chứ không cần hình thức quá vì thế trang phục của họ khá đơn giản.

VI. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, Hà Lan luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) bởi đây là thị trường cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất vào châu Âu, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu. Hai bên đã xác định 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên, bao gồm: Thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, năng lượng, kinh tế biển và dịch vụ vận tải logistics.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hà Lan đạt 4,2 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 15% tỷ trọng trên tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với toàn khối EU. Trong đó, Việt Nam xuất siêu sang Hà Lan đạt 3,6 tỷ USD, tăng 21% so với mức 2,9 tỷ USD của cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, Hà Lan hiện là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam trong toàn khối EU.

Về xuất khẩu: Trong quý II/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hà Lan đạt 1,97 tỷ USD, tăng 3,3% so với quý I/2021, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hà Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 lên gần 3,9 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 18,3% sang toàn khối EU trong cùng thời gian. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 868,6 triệu USD, tăng 15,4%, chiếm 22,3% tỷ trọng xuất khẩu. Kết quả này phần nào cho thấy việc tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hà Lan.

Về nhập khẩu: Trong quý II/2021, nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan tiếp tục phục hồi với kim ngạch nhập khẩu đạt 184,6 triệu USD, tăng 18,8% so với quý I/2021, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hà Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 340,1 triệu USD, tăng 11,6% và chiếm 4% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu hàng hóa từ EU. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan chủ yếu là máy móc, thiết bị chiếm 19,8% tổng kim ngạch, tiếp đến là dược phẩm chiếm 10,6% và linh kiện ô tô chiếm 10,5%. Trong 6 tháng qua, cao su là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất, tăng 989,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,2 triệu USD, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hà Lan.

Biến đổi khí hậu: Việt Nam và Hà Lan là 2 quốc gia đồng bằng, chịu nhiều tác động của BĐKH. Hai nước là đối tác tin cậy, lâu dài và đã thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện. Năm 2010, lãnh đạo 2 nước đã ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược (ĐTCL) về Quản lý nước và Thích ứng với biến đổi khí hậu và năm 2014, ký kết Thỏa thuận ĐTCL về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực. 3 thành tựu nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực BĐKH bao gồm Kế hoạch ĐBSCL, Chương trình chuyển đổi nông nghiệp và Chương trình nghiên cứu về sụt lún tại ĐBSCL.

Hai bên tích cực hợp tác tại các tổ chức, diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc (LHQ), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), ASEAN-EU. Hai nước ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ; Hội đồng Bảo an LHQ …

V. MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC

Quan hệ Việt Nam-Hà Lan được xem là điển hình của mối “quan hệ năng động và hiệu quả” giữa Việt Nam và một nước châu Âu. Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên phát triển tốt đẹp trên tất cả lĩnh vực, ngày càng đi vào chiều sâu.Việt Nam-Hà Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9-4-1973. Ngay sau khi lập quan hệ ngoại giao, Hà Lan bắt đầu viện trợ ODA không hoàn lại cho Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực nhân đạo, giáo dục-đào tạo và y tế.

Trải qua 48 năm, mối quan hệ Việt Nam - Hà Lan có những bước tiến dài, vững chắc qua những chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước và được nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2019. Hiện nay, bên cạnh Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam còn nhiều tổ chức phi Chính phủ khác của Hà Lan tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo...

Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan gửi tặng Việt Nam máy thở và số lượng lớn trang thiết bị, vật tư y tế trị giá khoảng 43 tỷ đồng, khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam chiến thắng đại dịch COVID-19.

Một trong những “điểm sáng” trong quan hệ hai nước là lĩnh vực giáo dục. Hà Lan giúp Việt Nam trong nhiều dự án, gồm: Chương trình hợp tác liên đại học Việt Nam-Hà Lan, hai chương trình học bổng (Chương trình học bổng của Chính phủ Hà Lan và Chương trình học bổng Huygens với số lượng từ 30 đến 50 học bổng/năm). Tháng 8-2002, Hà Lan đưa Việt Nam vào danh sách được hưởng quy chế đặc biệt trong hợp tác đào tạo đại học. Nhiều đại học, viện nghiên cứu Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo nghiên cứu chặt chẽ với các đối tác Hà Lan.

VI. NHỮNG SỰ KIỆN LỚN TRONG NĂM

Lễ Hội Pinkpop được tổ chức hàng năm, vào cuối tuần Pinkster, hoặc Pentecost, ở Landgraaf, Hà Lan. Lễ hôi diễn ra từ năm 1970, và là 1 trong những lễ hội nhạc Pop và Rock lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Sự kiện Pinkpop thường xuyên thu hút những nghệ sĩ lớn, tên tuổi, bao gồm những ban nhạc như Metallica, Paul McCartney, và Red Hot Chili Peppers.

Ngày Lễ Của Nhà Vua là một trong những lễ hội toàn quốc lớn nhất của Hà Lan. Được biết đến trước đây là Ngày Lễ Của Hoàng Hậu và diễn ra vào ngày 30 Tháng Tư, Ngày Lễ Của Nhà Vua hiện nay được kỷ niệm vào ngày 27 Tháng Tư, ngày sinh nhật của vua Willem-Alexander, người lên ngôi vào năm 2013. Đây là ngày mà mọi người ở Hà Lan mặc đồ màu cam, để bày tỏ lòng kính trọng tới gia đình hoàng gia Hà Lan ở Orange-Nassau. Người dân thường xuống đường để tham gia phiên chợ lớn ở đường phố khắp cả nước, và sau đó mở tiệc ăn mừng trong một ngày ở các thành phố trên cả nước.

Lễ hội hoa Bloemencorso Zundert

Bloemencorso Zundert được biết đến là một trong những lễ hội hoa lớn nhất trên thế giới. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở Hà Lan và được tổ chức vào tháng 9 hàng năm ở thị trấn Zundert. Những màn trình diễn tuyệt vời này được biểu diễn bởi các tình nguyện viên. Những tình nguyện viên này được biết đến là Hamlets. Những người này làm việc chăm chỉ trong gần 3 tháng để chuẩn bị cho các cuộc triển lãm và cuộc diễu hành. Mỗi năm, lễ hội hoa Bloemencorso Zundert được thiết kế theo một chủ đề khác nhau.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Scheveningen

Vào tháng 8 hàng năm, bầu trời Scheveningen được thắp sáng với những màn biểu diễn pháo hoa tuyệt đẹp. Scheveningen là một thị trấn ven biển thơ mộng, nằm gần thành phố Hague. Những màn bắn pháo hoa trên bầu trời giúp nơi đây trở nên hấp dẫn hơn. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 4 ngày. Những quán cà phê ven biển là địa điểm tốt nhất để ngắm nhìn pháo hoa trong khi thưởng thức những ly đồ uống thơm ngon.

THÔNG TIN TỔNG LÃNH SỰ QUÁN/ ĐẠI SỨ QUÁN HÀ LAN TẠI VIỆT NAM

Tổng Lãnh sự quán Vương Quốc Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City Saigon Tower, Suite 901, 29 Le Duan, Dist.1.

Địa chỉ: Tầng 7 Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm – Hà Nội

Website: www.hollandinvietnam.org

THÔNG TIN ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HÀ LAN

Địa chỉ: Javastraat 1, 2585 A4 The Hague, The Netherlands.

Điện thoại: +31 (0)-70-3648917/+31 (0)-70-3644300/+31-64-17798

Email: [email protected]

Website:  http://www.vietnamembassy.nl/