Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ở Đồng Nai

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ở Đồng Nai

Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt là gì? Có những giải pháp nào để bảo vệ môi trường biển, góp phần phát triển bền vững? Các mối đe dọa chính đối với môi trường biển Trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt, có một số đặc điểm rất chung và đang ở mức độ báo động, đó là:

Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt là gì? Có những giải pháp nào để bảo vệ môi trường biển, góp phần phát triển bền vững? Các mối đe dọa chính đối với môi trường biển Trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt, có một số đặc điểm rất chung và đang ở mức độ báo động, đó là:

Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường biển

Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện Bộ luật Môi trường. Cụ thể: Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm; Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý thích đáng;….Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương trong quá trình xử lý và thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển.

2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng

Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn vẫn là do những tác động đến từ con người, chẳng hạn như: xả rác bừa bãi, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không qua xử lý,....Vậy nên, giải pháp đầu tiên để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển là tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng thông qua các việc làm cụ thể như sau:

- Tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển.

- Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ.

- Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.

- Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa bãi.

3.  Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):

Đới bờ được hiểu là vùng nước chuyển tiếp giữa lục địa và biển (bao gồm vùng đất ven biển và vùng nước biển ven bờ). Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế vì sở hữu nhiều tiềm năng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà đới bờ dễ bị xói mòn, ngập lụt và ô nhiễm bởi việc khai thác, sử dụng bừa bãi vùng đất, nguồn nước. Khi đới bờ bị ô nhiễm, chúng sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến vùng nước biển trên diện rộng. Vậy nên, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợp đới bờ, đặc biệt là chú trọng đến việc tính toán các lợi ích ngắn hạn, dài hạn khi sử dụng đới bờ để phát triển kinh tế. Đây là một trong những thách thức mang tính lâu dài. Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao.

4. Xây dựng các khu bảo tồn biển

Xây dựng các khu bảo tồn biển được coi là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng các khu bảo tồn thì chúng ta cần phải thực hiện tốt công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển từ đất liền. Vậy nên, việc chúng ta cần làm chính là:

- Ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển. Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.

- Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển khá hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần tra và tiến kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt.

5. Đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm biển

Bên cạnh với việc đề xuất các giải pháp bảo vệ thì việc khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển cũng rất quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào công tác bảo vệ mà không tính đến chuyện khắc phục các vùng nước biển đang bị ô nhiễm thì tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết về lâu về dài. Và để có thể kịp thời xử lý và cải thiện các vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần phải tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép các số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng diễn biến của chất lượng môi trường biển./.