Đức Phật Xuất Gia Năm Nào

Đức Phật Xuất Gia Năm Nào

Đại lễ Phật đản hay là ngày kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Đây là lễ hội lớn của những người theo đạo Phật và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.

Đại lễ Phật đản hay là ngày kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Đây là lễ hội lớn của những người theo đạo Phật và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.

Thảo luận của nhóm Pali Chuyên Đề

Xin kính thỉnh các sư và các cô ,các bác cư sĩ ở đây giúp Phúc Kiến đc hiểu rõ vấn đề thắc mắc sau đây :

Phúc Kiến được biết là đức Phật thuyết pháp bằng ngôn ngữ Magadhi (của xứ Magadha) chứ không phải là ngôn ngữ Pali ,vậy điều đó có đúng không ạ? Và nếu đúng như vậy thì tại sao kinh điển lại ko kết tập bằng ngôn ngữ Magadhii mà lại kết tập bằng ngôn ngữ Pali . Theo Phúc Kiến được biết thì ngôn ngữ Pali thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Aryan ,nó khác hẳn hoàn toàn ngôn ngữ Magadha và đc sử dụng bởi một bộ tộc ít người còn tồn tại đến bây giờ ở Phía Bác xứ Ấn Độ

_ Cuối cùng Phúc Kiến xin đc cám ơn các sư và cô bác đã quan tâm đến thắc mắc của Phúc Kiến. Những thông tin ở trên Phúc Ki én cũng chỉ đọc lại từ những nguồn tài liệu và Phúc Kiến ko còn nhớ những nguồn tài liệu đó tên gì nên ko thể dẫn chứng cho các sư và cô bác, nếu có gì sai sót mong càc sư và cô bác cư sĩ chỉ bảo thêm cho. Xin cám ơn

Vo Trong Phi Đóng góp vài link tiếng Anh gởi bạn. (Mình đang bận nên chưa có thời gian để tìm nhiều hơn):

http://www.britannica.com/EBchecked/topic/439818/Pali-language

http://www.palitext.com/subpages/lan_lite.htm

http://buddhamind.info/leftside/teachings/ti-pi3.htm

Pali language : Introduction — Britannica Online Encyclopedia

sacred language of the Theravāda Buddhist canon, a Middle Indo-Aryan language of north Indian origin. On the whole, Pāli seems closely related to the Old Indo-Aryan Vedic and Sanskrit dialects but is…

Phamj Ngocj Taan Phật thuyết pháp bằng nhiều thứ tiếng mà

Huỳnh Phúc Kiến Chú gì đó ơi ,chú có thể giúp con dịch ra tiếng Việt bài văn trong trang web thứ hai đc ko,con xin cam on chu.

Vo Trong Phi Huỳnh Phúc Kiến nhờ các thành viên khác dịch giúp đi. Lúc này đang rất bận.

Tính Nguyễn Cứ kiên nhẫn đã, không cần phải vội! Cám ơn bạn đã thay mặt mọi người đưa ra câu hỏi lớn! Bấm like ở đây nghĩa là mọi người hoan hỷ, đồng thắc mắc với bạn; để “núp lùm” chờ các bậc thượng thủ khác vào trả lời trước; để nói với bạn rằng: “hãy đợi đấy”! hi hi…

Huỳnh Phúc Kiến Tại cái này nó liên quan đến niềm tin của em nên em mới lên đây hỏi cho rõ ,vì em mắc bệnh hay hoài nghi , hết thuốc chữa rồi ,từ khi đọc đc những thông tin này trên mạng thì mỗi l ần niệm Ân Đức Phật thì nghi ngờ nó lại nổi lên ,chiếm hết tâm trí làm em rất là nhức đầu

Hạnh Trương Cái này phải thỉnh anh Binh Anson giải đáp rồi 🙂

Hiếu Nguyễn Vụ này mình tính đặt câu hỏi lâu rồi. Nhưng sau đó mình cũng phần nào tự tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Mình xin gửi tặng bạn Huỳnh Phúc Kiến, và các đạo hữu trên Pali chuyên đề đường link tới luận án tiến sỹ của HT. Thích Minh Châu (người đã dịch những bộ kinh lớn trong Tam Tạng Pali sang tiếng Việt).

http://www.budsas.org/uni/u-sosanh-trung/sosanh00.htm

Dưới đây là 1 trích đoạn hay, (HT. TMC) chỉ ra rằng không phải bản P (Pali) lúc nào cũng là chuẩn nhất:

Điểm qua vai trò của các nhân vật trong 98 kinh được so sánh, ta thấy rõ ràng có một nguồn gốc chung cho cả hai bản C và P, từ đó những nhà kết tập chọn những tài liệu và dữ kiện cho bản kinh của họ, nhưng không thiếu những dị biệt về chi tiết, và điều này hoặc do sự chọn lựa của các nhà kết tập hoặc do đặc điểm của các bộ phái mà họ tiêu biểu.

Như về phương diện nhân vật, trong NC15, kinh C 115, Mật hoàn du,ï nói chính Phật dẫn ví dụ về viên mật; trong kinh P18, nói Tôn giả A Nan dẫn. Trong NC 10, kinh C 99, Khổ ấm, kể một số đông tín đồ ngoại đạo đến gặp các Tỳ-kheo trong giảng đường khi họ đang tụ hội sau bữa ăn trưa. Nhưng trong P13, Đại kinh khổ uẩn, các Tỳ-kheo sau khi vào thành Xá Vệ khất thực, thấy còn sớm nên đi đến trú xứ của các du sĩ và cuộc đàm thoại bắt đầu. Trong NC 26, C184 nói Đại Ca-chiên-diên (Ta-chia-chan-yen) trả lời Tỳ-kheo thiện xảo về luận thuyết (Abhidharma) (sẽ làm sáng chói khu rừng), nhưng theo kinh P32, đó là câu trả lời của Đại Mục-kiền-liên (Mahàmoggallàna) ; trong khi ở kinh C, Đại Mục-kiền-liên trả lời là Tỳ-kheo thiện xảo về thần thông. Như vậy bản C ở đây trung thực và đáng tin cậy hơn, vì Đại Ca-chiên-diên (Mahàkaccàna) nổi tiếng là chuyên môn về luận nghị, Mục-kiền-liên nổi tiếng là chuyên môn về thần thông. Chúng ta trích dẫn ở đây một nhận xét của tiến sĩ Anesaki(71): “Trong kinh P, Gosinga(72), chúng ta thấy nói đến sáu đệ tử của đức Phật; trong bản C tương đương có thêm một người nữa là Ca-chiên-diên (Katyàyana) . Trong cuộc đàm luận giữa những Tỳ-kheo ấy, Mục-kiền-liên ở bản P đóng vai trò một đệ tử tinh thông về các nguyên lý của pháp và phân tích pháp. Trong bản C, vai trò này do Ca-chiên-diên đóng, và Mục-kiền-liên (Maudgalyàyana) là một người nổi tiếng về thần thông. Khi so sánh điều này với những tài năng của các đệ tử như được nói trong kinh Tăng chi bộ (Anguttara) I,14, chúng ta có thể thấy rằng bản C phù hợp với truyền thống chung. Vì như trong kinh Tăng chi I nói, Mục-kiền-liên là người thần thông (iddhimantànam) đệ nhất, Ca-chiên-diên (Kaccàna) là ‘người thiện xảo về nói pháp và phân tích ý nghĩa’ (sankhittena bhàsitassa vitthàrena attham vibhajantànam). Kinh Tăng-nhất-A-hàm (Ekottara) C cũng nói như vậy. Có thể sự khác nhau này chứng tỏ rằng không phải bản P luôn luôn thuần túy và nguyên chất hơn bản C.”

A.M.R.H. : “Đại thừa liên hệ với Tiểu thừa”, N. Dutt.C : Chữ Hán.C.A.P.N…See More

Hiếu Nguyễn Lưu ý thêm: nhưng mà khi không có được vàng mười, thì vàng pha một tý vẫn ngon chán!

Kusalaguṇa Thiện Đức Có nhớ một lần ở đâu đó Đ Đ Indacanda đã thảo luận đề tài này. Để khỏi mất thời gian researchi, thỉnh Đ Đ Indacanda trích dẫn lại để bà con mở rông thêm quan kiến ạ.

– Chúng ta không thực sự biết ĐPhật đã thuyết giảng bằng ngôn ngữ nào, vì ở India có rất nhiều ngôn ngữ hay phương ngữ. Nhiều giả thuyết cho rằng ĐP nói chủ yếu là bằng ngôn ngữ Magandhi, nhưng chính điều này cũng chưa được chứng minh.

– Khi ngài Mahinda sang truyền giáo ở Sri Lanka, ngài dùng ngôn ngữ nào cũng đang trong vòng tranh luận. Chúng ta biết rằng trưởng lão Mahinda là đệ tử ruột của ngài Moggalaputtra, người chủ tọa của kỳ kiết tập Kinh điển lần thứ ba (tại Ấn độ vào Thế kỷ thứ ba BC), thuộc bộ phái Vibhajja vada (không hẳn là Theravada -trưởng lão bộ). Vì nay Phật giáo Theravada trên toàn thế giới bắt nguồn từ Sri Lanka, đặc biệt là phái Maha Vihara ở cố đô Anuradhapura vốn rất mạnh vào nhiều thế kỷ sau công nguyên. Kinh điển của bộ phái này được kiết tập và ghi lại theo trí nhớ của các vị chuyên tụng vào nửa đầu thế kỷ thứ nhât BC (1st BC), nhưng cũng không phải bằng ngôn ngữ Pali, mà bằng ngôn ngữ của người Sinhale (người Sri Lanka bây giờ), vốn là một bộ tộc di cư đến đảo Lanka từ miền Bắc India, họ nói họ vốn cùng dòng dõi Sakya của ĐPhật. (Hãy tham khảo Mahavamsa & Dipa vamsa, hình như sư Indacanda đã dịch và in rồi).

– Mãi đến thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, kinh điển (Suttanta & Vinaya) và sớ giải (atthakatha) mới được dich qua tiếng Pali bởi luận sư Buddhaghosa mà cho đến nay cũng chưa xác định được là ngài Buddhaghasa vốn sinh trưởng và xuất gia ở đâu trước khi ngài đến đảo Lanka học với các vị Trưởng lão ở Maha Vihara tại Anuradhapura. Và sau đó vị luận sư này đi về đâu cũng không rõ hành tích, có nhiều giả thuyết nói rằng ngài đến Suvannabhumi (xứ sở của người Mon), nay là phần hạ của Thai Lan và Myanmar.

Karmalaw Net ‎” Chúng ta không thực sự biết ĐPhật đã thuyết giảng bằng ngôn ngữ nào, vì ở India có rất nhiều ngôn ngữ h…ay phương ngữ. Nhiều giả thuyết cho rằng ĐP nói chủ yếu là bằng ngôn ngữ Magandhi, nhưng chính điều này cũng chưa được chứng minh.

– Khi ngài Mahinda sang truyền giáo ở Sri Lanka, ngài dùng ngôn ngữ nào cũng đang trong vòng tranh luận. Chúng ta biết rằng trưởng lão Mahinda là đệ tử ruột của ngài Moggalaputtra, người chủ tọa của kỳ kiết tập Kinh điển lần thứ ba (tại Ấn độ vào Thế kỷ thứ ba BC), thuộc bộ phái Vibhajja vada (không hẳn là Theravada -trưởng lão bộ). Vì nay Phật giáo Theravada trên toàn thế giới bắt nguồn từ Sri Lanka, đặc biệt là phái Maha Vihara ở cố đô Anuradhapura vốn rất mạnh vào nhiều thế kỷ sau công nguyên. Kinh điển của bộ phái này được kiết tập và ghi lại theo trí nhớ của các vị chuyên tụng vào nửa đầu thế kỷ thứ nhât BC (1st BC), nhưng cũng không phải bằng ngôn ngữ Pali, mà bằng ngôn ngữ của người Sinhale (người Sri Lanka bây giờ), vốn là một bộ tộc di cư đến đảo Lanka từ miền Bắc India, họ nói họ vốn cùng dòng dõi Sakya của ĐPhật. (Hãy tham khảo Mahavamsa & Dipa vamsa, hình như sư Indacanda đã dịch và in rồi).

– Mãi đến thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, kinh điển (Suttanta & Vinaya) và sớ giải (atthakatha) mới được dich qua tiếng Pali bởi luận sư Buddhaghosa mà cho đến nay cũng chưa xác định được là ngài Buddhaghasa vốn sinh trưởng và xuất gia ở đâu trước khi ngài đến đảo Lanka học với các vị Trưởng lão ở Maha Vihara tại Anuradhapura. Và sau đó vị luận sư này đi về đâu cũng không rõ hành tích, có nhiều giả thuyết nói rằng ngài đến Suvannabhumi (xứ sở của người Mon), nay là phần hạ của Thai Lan và Myanmar.” —> những điều rối rắm này càng làm sáng tỏ một vài điều khác nữa! Cảm ơn sư cô Nguyen Huong, cảm ơn chú Phạm Doãn và Pali Chuyên Đề! Vậy là những suy luận của KN có căn cứ.

Ở đây có một trao đổi khá hay về đề tài này, mọi người có thể tham khảo thêm :

http://pali.nibbanam.com/kosalan.htm

‎4 Wilhelm Geiger. Pāli Literature & Language. Oriental Books Reprint

Hạnh Trương ‎”With these caveats, I have come to the opinion that, if today the Buddha heard Sri Lankan monks (who have the best pronunciation) reciting Pāli, he would recognise at least some of his own words in a slightly different accent. That the Buddha’s actual words can resound to us after 2,400 years is perhaps a romantic notion, but that does not prevent it being the truth.”:D

Pali là gì? Là tên một ngôn ngữ, nó bắt nguồn từ chừ Palibhasa có nghĩa là ngôn ngữ (bhasa) văn bản (pali). Nếu dịch đầy đủ hơn có thể là “văn bản cho việc đọc tụng”. Văn bản là một thể loại đầu tiên của kinh điển Phật giáo được duy trì bởi một truyền thống Phật giáo đặc biệt, điển hình như Phật giáo Theravada. Các văn bản này được các nhà học giả Phật giáo thời kỳ sau này sưu tập lại và phân chia thành Tipitaka (Tam Tạng Kinh Điển). Chúng là cũng được gọi là “Buddhavacana” (những lời dạy của đức Phật). Bởi vì đa số những lời dạy ở trong Tipitaka điều do chính đức Phật thuyết ra. Ngoài ra, chúng còn có một tên gọi khác nữa là “Kinh điển Pali”.

Vậy Pali là loại ngôn ngữ gì? Và nguồn gốc của thuật ngữ Pali xuất phát từ đầu?

Theo truyền thống chú giải các kinh điển Pali được biết như là ngôn ngữ Magadhi thuộc xứ sở Magadha. Magadha là một tên cổ của một vùng đông – bắc. Đức Phật đã dành thời gian tuổi già của mình ở đây sống trong và gần xứ Magadha và Pali là tên ngôn ngữ Magadhi bởi vì mọi người tin rằng Pali là ngôn ngữ mà Đức Phật đã sử dụng để thuyết giảng giáo Pháp của ngài, do đó nó phải được nói xunh quanh ngài. Nhà chú giải kinh điển Budhaghosa (sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 Tây lịch) đã viết rằng nếu một đứa trẻ không được nghe một ngôn ngữ nào, khi lớn lên nó sẽ tự động nói tiếng Magadhi (Pali) và tiếng Màgadhi là một loại ngôn ngữ gốc (như vậy, có thể suy ra rằng tất cả các loại ngôn ngữ điều xuất phát từ đó). Nhưng các văn bản trước thời kỳ của nhà chú giải kinh điển Budhaghosa không hề đề cập việc đó. Đặc biệt trong kinh điển Pali, thuật ngữ “Pali” cũng chưa hề xuất hiện lần nào. Các bản này chỉ đề cập đến việc đức Phật sử dụng ngôn ngữ bình dân khi ngài giảng giải giáo pháp, ngoài ra không hề nhắc đến ngôn ngữ Pali. Ngoài ra, các biên niên sử cổ đại của Sri Lanka (Tích Lan) cũng chỉ đề cập lại rằng kinh điển Theravada được viết thành văn bản tại một tự viện thuộc trung tâm của Sri Lanka vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước dương lịch trong suốt triều đại của vua Vattagamani Abhaya. Ngôn ngữ kinh điển này tiếp tục bị tác động bởi các nhà chú giải, nhà ngữ pháp và một số ngôn ngữ đia phương nơi mà Phật giáo Theravada có mặt hơn vài thề kỷ. Lối truyền kinh điển Pali bằng khẩu ngôn vẩn còn tiếp tục kéo dài một vài thế kỷ sau khi đức Phật Niết – bàn, thì sau đó kinh điển được duy trình lần đầu bằng chữ viết.

Còn theo các học giả Pali hiên đại thì cho rằng Pali thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn – Hằng thuộc thời kỳ trung đại. Nhóm ngôn ngữ này cũng được gọi là Prakrit. Cả hai thuật ngữ “Pali” và “Prakrit” điều có nguồn từ Sanskrit – các nhà ngữ văn học xếp loại ngôn ngữ Sanskrit vào nhóm ngôn ngữ Ấn – Hằng thời kỳ cổ đại. Sanskrit thời kỳ cổ đại này được chia thành Sankrit Cổ Điển (Classical Sanskrit)- loại ngôn ngữ này được hệ thống lại bởi nhà ngữ pháp Panini (vào khoảng thế thứ 4, trước công Tây lịch) và Sanskrit Vệ Đà (Vedic Sanskrit) – ngôn ngữ này có trước Sanskrit Cổ Điển. Sanskrit là một nhánh của hệ ngôn ngữ Ấn – Âu, xuất hiên sớm nhất các đây hơn ba ngàn năm trước và được phát triển về phía đông, trải dài từ vùng đất Anatolia (Thổ Nhỉ Kỳ ngày này) đến bình nguyên sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges). Mặt khác, hệ ngôn ngữ Ân – Âu cũng là tổ tiên của nhiều loại ngôn ngữ hiện đại ngày này. Từ tiếng Sihala và tiếng Bengali ở vùng Đông Nam cho đến tiếng Anh và tiếng Celtic (Xen –tơ) ở vùng Tây –Bắc và thậm chí kể cả nhiều loại ngôn ngữ đã chết khác nữa. Như vậy có thể nói rằng Sanskrit là một trong những loại ngôn ngữ thuộc hệ Ấn Âu phát triển sớm nhất so với các ngôn ngữ khác. Nhưng điều này không có nghĩa rằng Sanskrit là ngôn ngữ phát triển sớm nhất. Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt giữa thể loại nói và viết trong ngôn ngữ. Ví các bản văn cổ Sanskrit, như Rgveda có lẽ đã tồn hàng ngàn năm trước công nguyên; nhưng hơn môt ngàn năm không được viết xuống thành các văn bản. Mẫu chữ viết của người Ấn Độ xuất hiện sớm có lẽ là các ký tự được khắc trên những trụ đá của Vua A- dục (Asoka). Mẫu chữ này có lẽ được dùng được ở vùng Tây – Bắc của Ấn Độ (ngày này là Pakistan/ Afghanistan). Nhưng chẳng bảo mẫu chữ này đã biến mất, không có hậu duệ của nó.. Các văn băn trên của vua Asoka là Parkit, chứ không phải là Sanskit. Như vây có thể nói rằng các văn bản Sanskrit lẫn Prakrit bắt đầu được viết xuống vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các bản văn được viết của thời kỳ này tồn tại. (còn tiếp)

(Bài viết này mang tính chất comment, nên không có footnote. Mong các sư, các chú, các bác …thông cảm. Và có điều gì sai sót, thiếu tính logic cũng mong các sư, các bác, các chú…chỉ dạy. )

– A Pali Grammar – Wilhelm Geiger

– Pali Literature and Language – Wilhelm Geiger

– A new Course in Reading Pali – James W. Gair, W. S. Karunatillake

– Ngữ Pháp Tiếng Phạn – G.S. Lê Mạnh Thát.

Karmalaw Net Like thì có like nhưng bài viết trên còn nhiều chủ quan.

Phan Minh Nguyet Cảm ơn bạn Phúc Kiến đã đưa ra 1 câu hỏi rất hay. Những vấn đề thuộc về lịch sử thường khó tìm được dữ liệu và chứng cứ chính xác. Đối với những vấn đề này tôi thường tham khảo wikipedia, hy vọng có được 1 cái nhìn tương đối khách quan nhất. Tôi mới tìm hiểu qua và thấy wikipedia cũng nói những điểm tương đồng như sư cô Nguyên Hương. Cảm ơn bác Phạm Doãn đã chia sẻ.

Tài liệu trích từ trang http://budsas.blogspot.com.au

Source: http://www.dhammawheel.com/viewtopic.php?f=29&t=4630

– What language did the Buddha speak? Some sources say Sanskrit and some Magadhi. Now I wonder is there any evidence?

Answer by Kare Albert Lie (Norway, 11 June 2010):

– He did not speak Sanskrit. At the Buddhas time different dialects were spoken in Northern India. They were probably not very different from each other, and not very different from Sanskrit. Pali is a standardization from these dialects (we find traces of different dialects in Pali), a couple of hundred years after Buddha, and the Pali texts therefore probably are as close to the Buddha’s own language as we can reasonably expect to get.

The term Magadhi is ambiguous. It means “from Magadha”, and so we have to ask what area was called Magadha, and at what time.

At the Buddha’s time Magadha was one of several states in Northern India. We do not know if, or how much, the dialect in Magadha at that time differed from the neighboring dialects. As far as I know, we have no documentation for the use of Magadhi as a linguistic term at that time.

Magadha was a rather aggressive kingdom, and after the Buddha’s time it conquered other states and expanded until it covered most of India at the time of Asoka. Asoka was king of Magadha, that is, he was king of “greater Magadha” – most of India. At his time Buddhism was exported to Sri Lanka, and so were the Pali texts. But Sri Lankan commentators did not call the language “Pali”. They called it Magadhi, which is quite logical, since the texts had been brought to them from Magadha, from “greater Magadha”, that is – from the Indian mainland. Therefore the term Magadhi for the Pali language as used in the commentaries, probably mean nothing more than “Indian”.

Later, the Asokan dynasty fell from power, and the name Magadha was again restricted to the area, the province that had been the original state of Magadha at the Buddha’s time. During the centuries the dialects in different parts of India had diverged (as is normal for languages), and the dialect of Magadha had acquired its own distinctive features. Now came the time of the great Sanskrit dramas, and the Sanskrit authors consciously used different dialects and cultivated these as written sociolects, which were called Prakrit. Thus there arose a Prakrit language/dialect called Magadhi.

There seems to have been quite a lot of confusion due to these different usages of the term “Magadhi”.

“Magadhi 1″ – whatever dialect was spoken in Magadha at the Buddha’s time. We do not know to what degree, if at all, this was any different from the language spoken over most of Northern India.

“Magadhi 2″ – the language of the texts from “greater Magadha” that arrived in Sri Lanka at the time of Asoka. This “Magadhi 2″ is the same as we today call Pali.

“Magadhi 3″ – the later dialect of the province of Magadha that became a Prakrit language in the Middle Ages. No special connection to Buddhism or the Pali texts.

Nguồn: Tỳ-khưu Indacanda, http://www.paliviet.info

Từ Pali không tìm thấy ở Tam Tạng.

Ở Chú Giải, khi đề cập đến việc học tập của vị tỳ khưu thì Ngài Buddhaghosa có ghi là vị ấy cần học tập “pāliñca atthakathañca,” nghĩa là học “pali và atthakathā.” Từ atthakathā có nghĩa là Chú Giải, nhờ đó có thể biết được rằng từ Pali có nghĩa là Chánh Tạng, là những gì được chứa đựng trong Tam Tạng.

Và ngôn ngữ ghi lại Tam Tạng thì Ngài Buddhaghosa ghi rằng Māgadhabhāsā, nghĩa là ngôn ngữ của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Việc gọi Pali là tên của ngôn ngữ ghi lại lời dạy của đức Phật có thể đã được học giả người Pháp Simon de la Loubère sử dụng đầu tiên trong tác phẩm Du Royaume de Siam ấn hành năm 1691; tài liệu này đã được dịch sang tiếng Anh năm 1693 (Juo-Hsüeh Shih Bhikkhunī, Controversies over Buddhist Nuns, Oxford: The Pali Text Society, 2000, trang 3). Do sự ngộ nhận ban đầu đó, ngày nay nói đến từ Pali người ta liên tưởng đến ngôn ngữ Pali, mà hầu như không biết đến ý nghĩa ban đầu của nó.

Như vậy tùy theo ngữ cảnh, Pali có thể hiểu là:

– Các lời dạy nguyên thủy, chánh truyền, của đức Phật.

– Ngôn ngữ đã được sử dụng để ghi lại các lời dạy ấy.

DR. Binh Anson /Pali Chuyên Đề:

Hiện nay, các nhà học giả PG vẫn chưa xác quyết Đức Phật nói tiếng gì, nhưng đa số đều đồng ý rằng Ngài và các vị đệ tử thời đó không nói tiếng Pali. Pali là một loại văn ngữ (textual language) — không phải là ngôn ngữ (spoken language) – dùng để ghi các kinh điển Theravada.

Theo Hội Kinh Văn Pali (Pali Text Society,

), Pali là một dạng phương ngữ vùng Trung Ấn Arya, tạo ra do pha trộn và đồng nhất hóa các phương ngữ (dialects) mà trước đó đã được dùng để ghi nhớ và truyền khẫu các lời dạy của Đức Phật.

The Pāli Language and Literature

Pāli is the name given to the language of the texts of Theravāda Buddhism, although the commentarial tradition of the Theravādins states that the language of the canon is Māgadhī, the language supposedly spoken by the Buddha Gotama. The term Pāli originally referred to a canonical text or passage rather than to a language and its current use is based on a misunderstanding which occurred several centuries ago. The language of the Theravādin canon is a version of a dialect of Middle Indo-Āryan, not Māgadhī, created by the homogenisation of the dialects in which the teachings of the Buddha were orally recorded and transmitted. This became necessary as Buddhism was transmitted far beyond the area of its origin and as the Buddhist monastic order codified his teachings.

The tradition recorded in the ancient Sinhalese chronicles states that the Theravādin canon was written down in the first century B.C.E. The language of the canon continued to be influenced by commentators and grammarians and by the native languages of the countries in which Theravāda Buddhism became established over many centuries. The oral transmission of the Pāli canon continued for several centuries after the death of the Buddha, even after the texts were first preserved in writing. No single script was ever developed for the language of the canon; scribes used the scripts of their native languages to transcribe the texts. Although monasteries in South India are known to have been important centres of Buddhist learning in the early part of this millennium, no manuscripts from anywhere in India, except for one in Nepal have survived. The majority of the manuscripts available to scholars since the PTS began can be dated to the 18th or 19th centuries C.E. and the textual traditions of the different Buddhist countries represented by these manuscripts show much evidence of interweaving. The pattern of recitation and validation of texts by councils of monks has continued into the 20th century.

The main division of the Pāli canon as it exists today is threefold, although the Pāli commentarial tradition refers to several different ways of classification. The three divisions are known as piṭakas and the canon itself as the Tipiṭaka; the significance of the term piṭaka, literally “basket”, is not clear. The text of the canon is divided, according to this system, into Vinaya (monastic rules), Suttas (discourses) and Abhidhamma (analysis of the teaching). The PTS edition of the Tipiṭaka contains fifty-seven books (including indexes), and it cannot therefore be considered to be a homogenous entity, comparable to the Christian Bible or Muslim Koran. Although Buddhists refer to the Tipiṭaka as Buddha-vacana, “the word of the Buddha”, there are texts within the canon either attributed to specific monks or related to an event post-dating the time of the Buddha or that can be shown to have been composed after that time. The first four nikāyas (collections) of the Sutta-piṭaka contain sermons in which the basic doctrines of the Buddha’s teaching are expounded either briefly or in detail.

The early activities of the Society centred around making the books of the Tipiṭaka available to scholars. As access to printed editions and manuscripts has improved, scholars have begun to produce truly critical editions and re-establish lost readings. While there is much work still needed on the canon, its commentaries and subcommentaries, the Society is also beginning to encourage work on a wider range of Pāli texts, including those composed in Southeast Asia.

Trong nhiều trường hợp, một người tự xưng là Phật tử chỉ khác người không phải là Phật tử ở chỗ khi nào trong nhà có người chết thì rước một vị Sư áo vàng tới làm lễ tang. Ngoài ra, suốt đời không hề tìm hiểu đạo Phật nghĩa là gì, không hề tìm hiểu coi đạo Phật có điều gì khác với các đạo khác, không hề biết đến giáo lý nhà Phật, không hề biết đến chùa chiền, ngoại trừ mỗi khi có công việc gì cần cầu xin, thí dụ cầu an, cầu tài lộc, cầu cho con thi đậu, cầu buôn may bán đắt.. vân vân, thì đem nải chuối đến chùa năn nỉ với Phật. Hoặc ngày Tết thì mới lên chùa, nhưng không phải là lên chùa với mục tiêu cúng dường Tam Bảo để tự huấn luyện cho bản thân mở được cánh của Bố Thí buông xả trong tâm bằng cách cúng dường vào chùa chút tịnh tài để nhà chùa có phương tiện in ấn kinh sách, duy trì Phật đường, hoằng dương Chánh Pháp, mà là lên chùa chỉ để xin xăm và hái lộc, hai việc đó thì cũng rất vui, tuy nhiên, hái lộc chỉ cần một chồi nhỏ, nhưng có người lại bưng cả một "chậu hoa lộc" về, như thế là phạm vào một trong ba tật độc hại mà Phật tử cần trừ là tật Tham.

Vậy thì thế nào là một Phật tử đúng nghĩa?

Trước nhất, chúng tôi xin trình bày vài khái niệm mặt lý thuyết.

Đạo Phật là đạo Giác Ngộ. Từ vô thủy, chúng ta vì một niệm mê mờ bất giác mà trôi lăn vào biển sanh tử, trồi lên ngụp xuống, tới nay đã bao nhiêu đời kiếp rồi mà không biết đường ra.

Nhờ có đức Phật tu hành, Giác Ngộ được Bản Tánh Chân Thật, lại mở lòng từ bi, dạy chúng ta đường lối tu hành chuyển mê khai ngộ, biết đường trở về nguồn Tâm, để có thể trở lại được Bản Tánh Chân Thật sẵn có của chính mình, nên Ngài mới sáng lập ra đạo Phật.

Trên con đường tu hành để Chuyển Mê Khai Ngộ, trở về Bản Thể Chân Tâm, người Phật tử phải từng bước chuyển hóa vọng tâm, chuyển hóa từ Tham Sân Si trở thành Giới Định Huệ.

Vì thế, Phật chế ra Giới để người Phật tử nương theo, từ sự giữ Giới, giảm bớt mê say dục lạc, tâm hồn dần dần trở nên trong sáng, ứng xử trong đời sống có sự từ tốn, cảm thông với người, với vật, có sự bình tĩnh, có Định lực, tâm trí nhờ thế mà sáng suốt để tiến bước trên con đường Giác Ngộ.

Vì đạo Phật chủ yếu là tự nguyện chuyển tâm nên không có sự áp đặt, lôi cuốn. Người từ đạo khác chuyển qua đạo Phật thường là do nghiên cứu kinh điển, hiểu được cái tinh hoa thâm thúy của đạo Phật mà quay về đường Giác.

Người Phật tử đúng nghĩa là người có tham dự một lễ truyền thọ Tam Quy là Quy y Phật, Quy Y Pháp và Quy Y Tăng, gọi là Quy Y Tam Bảo, nhận Tam Bảo là Thầy. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho một pháp danh. Pháp danh này là biểu tượng chính thức của người Phật tử, nói lên sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh thần.

Chỉ khi nào đã quy y Tam Bảo thì mới có pháp danh, là tên trong đạo Phật, thí dụ Diệu Tâm, Tuệ Minh, Thiện Đạo, vân vân... Không quy y mà tự mình đặt pháp danh hoặc có ông thầy nào cao hứng tự ý tặng cho người quen biết cái pháp danh dù người đó không hề quy y Tam bảo thì hành động đó là sai trái, là không đúng giới luật của đạo Phật.

Quy y như thế có nghĩa là chấp nhận sự hướng dẫn của Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Phật Bảo là chư Phật, Pháp Bảo là giáo pháp, cụ thể là Tam Tạng Kinh Điển, Tăng Bảo là chư Tăng Ni tu hành thanh tịnh, hiện đang đại diện Chư Hiền Thánh Tăng để hướng dẫn Phật tử trên con đường đến bờ Giác.

Khi quy y Tam Bảo là chúng ta quy y Chư Phật, Chư Pháp và Chư Tăng. Chư Tăng là "tất cả các Tăng". Cho nên đã quy y Thầy A rồi, khi thấy Thầy B danh tiếng lừng lẫy hơn, bằng cấp cao hơn, ta lại quy y thêm Thầy B là dư thừa, vì khi quy y Thầy A, ta đã đồng thời quy y Thầy B.

Có người nói rằng :" Tôi chỉ quy y "Nhị Bảo" là Phật và Pháp thôi, còn Tăng thì cũng như tôi, không cần quy y". Nghĩ như thế là sai lầm. Tăng hiện đang sống, đứng trước mặt chúng ta là phàm tăng. Nhưng các vị ấy đại diện tất cả Tăng Bảo của ba thời là quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúng ta quy y như thế là quy y tất cả Chư Hiền Thánh Tăng của ba thời do các phàm tăng đại diện.

Ngoài ra, Quy Y Tam Bảo còn có một nghĩa cốt tủy, rốt ráo, mà Lục Tổ Huệ Năng đã giảng trong cuốn Pháp Bảo Đàn Kinh, chúng tôi xin lược trích sau đây:

"Nay ta vì thiện tri thức truyền Vô tướng Tam Quy Y Giới. Khuyên các thiện tri thức, nên Quy Y Tự Tánh Tam Bảo: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chánh, Tăng tức là Tịnh.

Tự tâm quy y Giác thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lià tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn.

Tự tâm quy y Chánh, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn.

Tự tâm quy y Tịnh, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn.

Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y Tự Tánh Tam Bảo, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là Tự Quy Y vậy.

Thiện tri thức, xưa nay tam thân Phật ở trong Tự Tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy Tánh bên trong, chỉ hướng ra ngoài tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật."

Ngoài Quy Y Tam Bảo, mỗi người Phật tử cũng cần phải biết và cố gắng tiến tới thọ từ một tới cả Năm Giới của nhà Phật, đó là:

-- Không sát sinh, -- Không trộm cắp -- Không tà dâm -- Không uống rượu và các chất say sưa -- Không nói dối, nói vu cáo, nói thêm bớt thêu dệt, nói lời xấu ác.

Để quý thính giả thấy được tầm quan trọng của sự giữ giới trong đạo Phật, chúng tôi xin lược trích bài Luận Về Thọ Giới trong cuốn Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tôn, như sau:

"Tịnh giới tiếng Phạn gọi là Ba La Đề Mộc Xoa. Sở dĩ chư Phật ba đời được thành đạo không vượt ngoài giới. Cho nên hiện tại Bồ tát lấy Giới mà độ sanh; vị lai người tu hành do Giới mà giải thoát.

Kinh nói: "Giới như đất bằng, muôn điều lành từ đó sanh. Giới như thuốc hay, chữa lành các bệnh. Giới như hòn ngọc sáng, hay phá mờ tăm tối. Giới như chiếc thuyền, hay đưa người qua biển. Giới như chuỗi anh lạc, trang nghiêm pháp thân".

Người có tội phải sám hối, nếu không sám hối thì tội càng sâu. Một phen mất thân này, muôn kiếp chẳng được lại. Ngày nay tuy an, sáng mai khó bảo đảm. Nên giữ Giới pháp này, chóng qua sanh tử. Thờ Phật làm thầy, trước phải y theo Giới luật. Cổ Đức nói: "Qua sông phải dùng bè, đến bờ chẳng cần thuyền". Đây là cổ nhân dùng Giới luật làm thuyền bè. Song người nay chẳng dùng thuyền bè qua sông, mà được đến bờ kia, thật ít thay! "

Vì đạo Phật là đạo chuyển tâm, hứa thọ giới thì phải giữ lời hứa, cho nên nhà Phật không áp đặt vào các em còn nhỏ tuổi, chưa đủ trí khôn để nhận thức được tầm quan trọng của lời hứa, mà người thọ Giới phải đủ trưởng thành, đã biết suy nghĩ chín chắn, thì mới có thể giữ Giới mà không vi phạm.

Trong Năm Giới kể trên, Giới Vọng Ngữ là dễ phạm nhất. Chúng tôi xin lược trích lời dạy của vua Trần Thái Tôn về Giới này như sau:

"Tâm là gốc thiện ác, miệng là cửa họa phúc. Nghĩ một niệm thì hưởng ứng chẳng sai; nói một lời thì bóng theo chẳng lệch. Quân tử trọng lời; cổ nhân ngừa nói. Nói ra thì ngay thẳng công bằng; mở lời không cong queo tà vạy. Không nói đây kia hay dở, chẳng bàn mình phải người sai. Đâu dám khua môi múa lưỡi, cần phải giữ miệng gìn lời. Vả nghiệp của thân là nặng, song họa của miệng là trước. Chẳng những kẻ nói là vọng ngôn, còn khiến người nghe làm bậy. Đời này bị người khinh rẻ, sau khi chết bị nghiệp kéo lôi. Hoặc kềm sắt, kéo lưỡi cam chịu chua cay. Hoặc nước đồng sôi rót vào miệng ôm lòng đau đớn.”

Cư sĩ Hoàng Liên Tâm bàn về vấn đề Họa Tòng Khẩu Xuất (tai họa từ miệng mà ra), đăng trong Thư Viện Hoa Sen khoảng mấy năm trước, như sau:

"Do một bản tin ngắn dựa trên các tin đồn được báo chí Cambodia loan tải đã làm cho một đám đông khoảng 500 người Căm Bốt nổi giận đốt cháy toà đại sứ Thái Lan tại Thủ đô Phnom Penth, gây thiệt mạng cho một người Thái Lan, bảy người khác bị thương, ông Đại Sứ phải leo rào thoát chạy ngả sau và làm căng thẳng mối bang giao giữa hai quốc gia Thái Lan và Cambodia.

Trước đây không lâu, cũng do một bài báo loan tải trên nhật báo Ngày Nay (Thisday) ở Nigeria đã châm ngòi cho cuộc bạo động giữa người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo, làm 215 người thiệt mạng và hơn 1000 người bị thương. Phía người Hồi giáo cho rằng bài báo đã xúc phạm đến họ khi nói rằng ngài Mohammad sẽ chọn được vợ trong số các người đẹp tới tham dự cuộc thi hoa hậu thế giới Miss World tại nơi đây. Cuộc thi hoa hậu phải di chuyển sang Anh Quốc, ban biên tập tờ báo đã phải xin lỗi, tờ báo bị đóng cửa, và ký giả bài báo đã bị kết án tử hình để rồi phải lẩn trốn ra nước ngoài tránh bị thọ án.

Chỉ một bản tin viết không đúng sự thật làm cháy nhà, chết người và ảnh hưởng đến bang giao giữa hai xứ. Chỉ một câu nói, đáng lẽ không nên nói đã gây bao tang tóc, làm hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Quả thật là bút máu, là hoạ tùng khẩu xuất như người xưa thường nói.

Tâm ý của con người được diễn tả bằng lời nói hay bằng cách viết trên giấy hoặc gõ trên key board máy vi tính, tuy không phải là lưỡi kiếm, lưỡi dao, tên bắn, hay viên đạn, nhưng nó nguy hiểm vô cùng vì nếu không biết lựa lời mà nói, lựa chữ mà dùng thì nó có thể gây tang tóc cho nhiều gia đình, làm bại hoại xã hội và đồng thời tác hại lại chính người nói như hai sự kiện đã nêu trên. Ngày xưa, ở bên Tầu, có một nhà thơ nổi tiếng được một vị quan Tổng Đốc tham ô khen ngợi nên nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm thơ ca ngợi đức độ của ông ấy. Những bài thơ đã được khắc vào bia đá trong làng. Nhờ vậy, vị quan đã tránh được cuộc thanh tra của viên Khâm sai triều đình, do đơn tố cáo của dân.

Sau khi viên thanh tra trở về kinh đô, quan Tổng Đốc ra lệnh bắt giết tất cả những người đã tố cáo ông tham nhũng, hà hiếp dân lành. Do vì lời khen ngợi, tán thán không chân thật về quan Tổng đốc, nên đã mang tang tóc đến nhiều gia đình và tự mang nghiệp vào mình.

Ngày nay cũng vậy, nhiều người cũng vì danh lợi, cũng vì muốn được người ta khen nên thường ca ngợi lẫn nhau, đâu có biết rằng nếu không có trí tuệ sáng suốt thì ngòi bút của mình sẽ gieo rắc sai lầm cho nhiều người và có thể cho cả những thế hệ mai sau.

Đối với tôn giáo, ảnh hưởng có thể còn nhiều hơn nữa. Thí dụ một người tự cho mình là Thánh, là Phật rồi được những người khác thiếu hiểu biết tâng bốc, xưng tán, khen ngợi, và cứ như thế lộng giả thành chân và người đó tưởng mình là Thánh nhân thật, nên dù nói ra những lời sai với chân lý, người nghe vẫn tin theo. Thế là cùng nhau lạc vào con đường tà mà không hay biết. Cho nên người khen và người được khen đều cùng nhau tác nghiệp và chắc chắn không nhân nào mà không sanh ra quả. Chỉ còn chờ duyên với thời gian thôi. Trường hợp của ký giả tờ báo xứ Cambodia và tờ Ngày Nay (Thisday) ở Nigeria chỉ tác hại đến việc giết hại một số người, đem tang tóc đến cho một số gia đình, nhưng ở những trường hợp khác, ngòi bút, nếu không dùng những lời chân thật, có thể dẫn dắt con người đi ngược lại chân lý của từ bi trí tuệ, gieo rắc ác tâm cho bao nhiêu người qua nhiều thế hệ mới là những nguy hiểm gấp trăm ngàn lần.

Trong kho tàng chuyện cổ Phật Giáo có câu chuyện ngắn về một con rùa và hai con cò trắng. Chuyện kể rằng: Thưở xưa, ở trong một cái hồ kia có một con rùa và hai con cò trắng thường lui tới làm bạn với nhau. Năm nọ trời bị hạn hán, không có một cơn mưa nào cả. Nước trong hồ cạn dần và nhiều loài cá bị chết. Chàng rùa rất sợ chết, muốn đi nơi khác nhưng không biết nơi đâu có ao hồ, bèn hội ý với hai bạn cò trắng. Hai vợ chồng cò trắng cho chàng rùa biết cách khoảng hơn trăm dặm có một hồ sen lớn không bao giờ cạn nước, có thể di tản đến đó được nhưng phải can đảm và bình tĩnh. Vợ chồng cò trắng nói: "Chúng tôi mỗi người ngậm một đầu cây còn bác phải ngậm chặng giữa cây, chúng tôi sẽ tha bác đến hồ kia, nhưng lúc ngậm cây, bác cẩn thận chớ nói chuyện" . Chàng rùa vâng lời, ngậm chặt khúc cây, hai con cò tha chú rùa bay ngang qua xóm làng. Lũ trẻ con trông thấy reo hò: "Hai con cò tha một con rùa" . Rồi có đứa la lớn lên: "A ha thật giống hai thằng câm dắt một thằng thầy bói mù!" Chàng rùa tức giận, không kềm giữ miệng được, muốn nói: "Có mắc mớ gì bay, mặc kệ chúng tao, đồ nhãi con." Tội nghiệp thay, vửa mở miệng, chàng rùa đã bị rơi xuống đất chết.

Con người ở thế gian Búa bén nằm trong miệng Sở dĩ chém thân mình Là do lời nói ác.

Điều đáng chê lại khen Điều đáng khen lại chê Là tự chuốc tai hoạ Không có chút gì vui. (Ngũ phần luật quyển 25)

Đạo Phật là đạo tôn trọng sự thật, vì thế mà một trong năm giới của Phật tử là "Không Được Nói Sai Sự Thật". Nói dối, nói lời thêu dệt, nói hai lưỡi và nói những lời hung ác; ngay cả nói những lời khen không đúng sự thật, những lời để mưu cầu tài lợi, danh vọng và sự kính phục, những lời gây chia rẽ căm thù cho đến những văn chương bóng bảy làm cho người đọc phải loạn tâm, sinh phiền não, người được khen sinh tự mãn, đều thuộc phạm vi giới cấm này.

Xét kỹ mọi việc rắc rối lôi thôi ở đời chỉ từ cửa miệng mà ra. Ngàn tai ương, muôn tội lỗi xảy ra cho người và cho mình đều do lời nói sai sự thật. Còn nếu dùng lời chân thật, lời hiền lành, lời hoà ái sẽ mang lại an lạc hạnh phúc cho mình, cho người. Cả hai đều lợi lạc và an vui. Nhà Phật rất coi trọng sự chân thành, nói năng thành thật là một trong Bát Chánh Đạo."