Dừa Sáp Trà Vinh Bao Tiền

Dừa Sáp Trà Vinh Bao Tiền

Nếu bạn đang tìm một địa điểm để bắt đầu hành trình khám phá miền Tây sông nước, du lịch Trà Vinh sẽ là gợi ý hoàn hảo với nhiều câu chuyện lý thú. Cùng MoMo theo dõi bài viết dưới đây để biết xứ dừa sáp này có gì thú vị nhé.

Nếu bạn đang tìm một địa điểm để bắt đầu hành trình khám phá miền Tây sông nước, du lịch Trà Vinh sẽ là gợi ý hoàn hảo với nhiều câu chuyện lý thú. Cùng MoMo theo dõi bài viết dưới đây để biết xứ dừa sáp này có gì thú vị nhé.

Khu văn hoá - du lịch Ao Bà Om

Thắng cảnh Ao Bà Om thuộc phường 8, TP. Trà Vinh là một trong những địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá quan trọng của Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.

Diện tích khu văn hoá, du lịch Ao Bà Om rộng khoảng 300 ha. Khu vực trung tâm là một ao nước ngọt được đào với hình vuông khá chuẩn mực, nên còn có tên gọi khác là Ao Vuông. Bờ ao là bờ cát rộng khoảng 5m, có chiều dài tầm 2km.

Bao bọc bên ngoài Ao trung tâm là khu rừng nguyên sinh được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, với hàng ngàn cá thể thực vật đặc hữu, trong đó phải kể đến hàng trăm cây dầu cổ thụ với tuổi thọ lên đến trăm năm.

Ao Bà Om là một địa điểm có ý nghĩa to lớn với đời sống người dân và hoạt động du lịch Trà Vinh. (Nguồn: dulichtravinh.com.vn)

Ao Bà Om được biết đến với vai trò là một hồ thuỷ lợi, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất của người dân.

Quan trọng hơn, Ao Bà Om là một trong những trung tâm chính của lễ hội Ok om bok – được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, diễn ra vào Rằm tháng Mười âm lịch.

Đó là lý do vì sao Ao Bà Om có ý nghĩa to lớn với người dân Trà Vinh - vừa có vai trò quan trọng thiết thực trong đời sống, vừa là khu bảo tồn rừng nguyên sinh, vừa là di tích lịch sử văn hoá được lưu giữ đời này qua đời khác.

Là địa bàn có đông đảo dân cư là người dân tộc Khmer, dễ hiểu vì sao tại Trà Vinh có nhiều ngôi chùa Khmer nổi tiếng, trong đó không thể không kể đến chùa Âng. Ngôi chùa còn được biết đến với tên Khmer là Wat Angkor Raig Borei, tọa lạc tại Phường 8, TP. Trà Vinh, liền kề với khu danh thắng Ao Bà Om.

Trung tâm chùa Âng là chánh điện thờ Phật. Bốn bức tường của chánh điện được trang hoàng bằng những bức bích họa đặc sắc kể lại con đường tu hành của Phật Thích Ca.

Trên trần chánh điện là bốn bức bích họa khác thể hiện lại những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Phật Thích Ca là từ khi sinh ra - xuất gia - thành đạo - nhập Niết Bàn.

Chùa Âng, hay còn được biết đến với cái tên tiếng Khmer là Wat Angkor Raig Borei. (Nguồn: dulichtravinh.com.vn)

Phía trước chánh điện là ngôi tháp năm ngọn duy nhất trong các chùa Khmer ở Trà Vinh. Ngôi tháp này là nơi thờ di cốt của những vị sư trụ trì qua từng thời kỳ.

Cùng với Ao Bà Om, chùa Âng cũng là một địa điểm quan trọng trong lễ hội Ok om bok. Chùa Âng cũng đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, loại hình kiến trúc nghệ thuật, vào năm 1994.

Du lịch Trà Vinh mùa nào đẹp?

Thật không quá khi nói rằng Trà Vinh là vùng đất được thiên nhiên ưu ái. Bởi nơi đây có khí hậu ôn hòa, ít khi xảy ra mưa bão, hoàn hảo để du lịch quanh năm.

Đặc biệt, nếu bạn muốn vi vu trong những vườn trái cây trĩu quả thì nên du lịch Trà Vinh vào khoảng mùa hè. Còn nếu thích không khí lễ hội náo nhiệt, bạn có thể ghé vào khoảng tháng 7 - tháng 10 âm lịch.

Trà Vinh chỉ cách TP.HCM khoảng 130km, rất dễ dàng để du khách di chuyển đến đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.

Sẽ mất khoảng 4 - 5 tiếng để tới được Trà Vinh nếu đi bằng xe khách. Cách di chuyển này khá tiện lợi, nhiều sự lựa chọn và ít mất sức. Bạn chỉ cần lên xe, ngủ một giấc là đến nơi.

Để đặt xe khách đi Trà Vinh, bạn có thể tham khảo tính năng đặt vé xe khách trên MoMo để lựa chọn chuyến đi, giờ giấc khởi hành phù hợp.

Nếu muốn tự lái xe đi để chủ động phương tiện khi du lịch Trà Vinh, bạn có thể lái xe máy hoặc thuê ô tô tự lái. Tuy nhiên, tuyến đường dành cho xe máy và ô tô sẽ hơi khác nhau một chút.

Bạn chạy theo hướng Quốc lộ 1A, qua huyện Bình Chánh rồi đến Long An để đến TP. Mỹ Tho. Từ đây, bạn chạy hướng quốc lộ 60, qua cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông để đến thị trấn Mỏ Cày - Bến Tre.

Sau đó, bạn chạy thêm khoảng 14km nữa, rẽ phải, qua cầu Cổ Chiên là đã đến được địa phận tỉnh Trà Vinh. Từ đây, bạn rẽ trái vào quốc lộ 53, đi tầm 12km nữa sẽ đặt chân đến TP. Trà Vinh.

Bạn đi theo hướng cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Sau khi vượt qua cao tốc, chạy khoảng 5km nữa bạn sẽ đến địa phận TP.Mỹ Tho. Từ đây, bạn cũng đi theo hướng quốc lộ 60 và theo hành trình tương tự ở trên để đến được TP. Trà Vinh.

Nếu bạn ở các khu vực tỉnh xa như Hà Nội hoặc các tỉnh miền Trung thì bạn có thể đặt vé máy bay tại MoMo để đến TP.HCM hoặc Cần Thơ. Sau đó di chuyển bằng xe khách để đến với Trà Vinh.

Hành trình này tuy hơi dài, nhưng bạn có thể tranh thủ tham quan cả hai thành phố trong cùng một chuyến đi, rất đáng để trải nghiệm đúng không nào!

Là một địa điểm du lịch đang phát triển nên việc tìm chỗ lưu trú tại Trà Vinh cũng không quá khó khăn. Bạn có thể lựa chọn các nhà nghỉ, khách sạn nằm trên lịch trình mình muốn đi. Dưới đây là 3 khách sạn được yêu thích tại MoMo để bạn tham khảo:

Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Cồn Chim có diện tích tự nhiên khoảng 60 ha, được bao quanh bởi dòng sông Cổ Chiên hiền hoà. Điểm du lịch Trà Vinh này được xây dựng thân thiện với tự nhiên, đề cao bảo vệ môi trường và du lịch bền vững.

Du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động đậm chất miền tây khi đến với Cồn Chim. (Nguồn: dulichtravinh.com.vn)

Du khách đến đây có thể thỏa sức đắm mình vào phong cảnh miền tây sông nước thanh bình, trải nghiệm các hoạt động dân dã đúng chất miền Tây như:

Những hoạt động này cực kỳ thích hợp cho gia đình có con nhỏ, muốn cho các bé gần gũi với thiên nhiên và tìm hiểu thêm các hoạt động của làng quê Việt Nam.

Dừa sáp Cầu Kè: Đã du lịch Trà Vinh thì bạn nên một lần thử món dừa sáp trứ danh của mảnh đất này. Cơm dừa sáp béo ngậy, dẻo dẻo dù ăn liền hay xay sinh tố cũng đều mang lại vị đặc trưng dễ gây “nghiện" ngay từ muỗng đầu tiên.

Dừa sáp là món chắc chắn không nên bỏ qua khi đến với Trà Vinh. (Nguồn: dulichtravinh.com.vn)

Bánh tét Trà Cuôn: Món bánh tét dẻo mịn, với vị trứng muối đặc trưng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bất ngờ dành cho bạn. Món bánh này sẽ ngon hơn nếu bạn ăn cùng với tôm khô, dưa kiệu hoặc củ cải muối đó nhé!

Chù ụ rang me: Chù ụ thuộc họ cua, có hai càng to khoẻ, đỏ và nhiều thịt. Vị chua chua của me kết hợp cùng vị ngọt thịt của chù ụ tạo nên một món ngon hấp dẫn du khách khi đến với vùng biển Ba Động.

Chù ụ rang me - món ăn vừa lạ vừa quen làm say lòng thực khách du lịch Trà Vinh. (Nguồn: dulichtravinh.com.vn)

Bánh canh Bến Có: món ăn nghe có vẻ đơn giản này lại nổi tiếng hơn 20 năm và dần trở thành một món ăn đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo mới, con bánh to tròn, dai dai mà giòn tạo được cảm giác rất “đã" khi nhai trong miệng.

Trên đây là tất tần tật những điều thú vị, hứa hẹn cho bạn một chuyến du lịch Trà Vinh đáng nhớ. Miền Tây non nước hữu tình đang vẫy gọi, chuẩn bị hành trang và lên đường cùng MoMo ngay thôi!

Ads Id:31 -> Chớp deal hẹn hò cho tình thăng hoa từ Khách sạn theo giờ trên MoMo

Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

_________________________________

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;

Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;

Theo đề nghị của Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh; Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.

Trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 33/2014/QĐ-UBND Ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

_______________________________________

Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập.

1. Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này là người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gồm:

a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.

b) Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước .

d) Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.

2. Cơ sở y tế của nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ theo Quy định này là các Bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện ngoài tỉnh và Bệnh viện tuyến Trung ương (sau đây gọi chung là Bệnh viện công lập).

1. Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) hỗ trợ cho các đối tượng tại khoản 1, Điều 2 Quy định này khi điều trị nội trú tại các Bệnh viện công lập.

2. Trong thời gian điều trị, người bệnh thuộc đối tượng thụ hưởng của nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhưng có cùng nội dung hỗ trợ thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.

3. Quỹ không hỗ trợ người bệnh trong các trường hợp sau:

b) Tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến).

d) Người bệnh tự tử, tự gây thương tích; điều trị tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

đ) Không nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định.

Điều 4. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh được hình thành từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh có Ban quản lý Quỹ; Quỹ được đặt tại Sở Y tế và có con dấu riêng theo quy định.

- Hàng năm Quỹ cấp kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh để thực hiện chi phí hỗ trợ cho người nghèo theo quy định này.

Là đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 2 của Quy định này.

Mức hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng này bằng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày và được làm tròn số đến hàng ngàn đồng (Ví dụ: lương tối thiểu 1.150.000 đồng x 3% = 34.500 đồng, được làm tròn là 35.000 đồng).

Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Quy định này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho bệnh viện chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển, giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.

b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập:

- Trường hợp vận chuyển bệnh nhân từ nhà (hoặc trạm y tế) đến bệnh viện huyện (hoặc đến bệnh viện khu vực, bệnh viện tỉnh nhưng đúng tuyến) có khoảng cách dưới 4 km được hỗ trợ 20.000 đồng (hai mươi ngàn đồng), khoảng cách trên từ 4 km trở lên được hỗ trợ 30.000 đồng (ba mươi ngàn đồng).

- Trường hợp chuyển viện (bệnh viện huyện lên bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện tỉnh chuyển viện lên tuyến trên): Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Bệnh viện chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Điều 8. Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh

a) Đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu phải đồng chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế từ 100.000 đồng trở lên thì được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả.

b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 1.000.000 đồng/đợt trở lên được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả (nhưng tối đa không quá 40.000.000 đồng/đợt đối với trường hợp mổ tim; không quá 10.000.000 đồng/đợt và không quá 4 đợt/người/năm đối với trường hợp bệnh ung thư); trường hợp có BHYT thì được hỗ trợ như điểm a Điều này.

Điều 9. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh

- Điều trị tại bệnh viện trong tỉnh: Bản sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng.

- Điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Bản sao giấy chuyển viện, bản sao giấy xuất viện, bảng sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng và Biên lai thu viện phí (nếu có).

- Trường hợp người bệnh thuộc đối tượng điểm d khoản 1 Điều 2 của Quy định này nếu không có thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu (đính kèm).

b) Địa điểm nộp hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên trên địa bàn tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh điều trị.

- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh được chỉ định chuyển viện.

2. Đối với các bệnh viện công lập thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này.

- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh; tiền ăn; tiền vận chuyển cho người bệnh.

- Tổng hợp hồ sơ, chứng từ thanh toán với người bệnh; chi phí hỗ trợ của bệnh viện hàng tháng, hàng quý (theo mẫu thống nhất của Sở Y tế) quyết toán với thường trực Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (tại Sở Y tế)

Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Trên cơ cơ dự toán được giao Ban Quản lý Quỹ chuyển kinh phí cho các bệnh viện thực hiện thanh toán cho người bệnh; đồng thời, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho Quỹ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

c) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của Quỹ tại cơ sở; tổng hợp tình hình hoạt động của Quỹ và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và năm.

d) Định kỳ lập báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

e) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Bệnh viện trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ đúng đối tượng, định mức theo Quy định này.

f) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh.

2. Các Bệnh viện công lập trên địa bàn toàn tỉnh.

a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định này trình Sở Y tế để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền.

b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí theo hướng dẫn của quy định này và thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Không sử dụng kinh phí hỗ trợ theo Quy định này vào mục đích khác.

c) Bệnh viện chịu trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo với Sở Y tế đúng theo quy định .

a) Thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

b) Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn các phòng, ban chức năng chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho đối tượng thụ hưởng tại Quy định này kịp thời, chính xác và đúng đối tượng.

b) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn chịu trách nhiệm xác nhận cho các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí, có hộ khẩu tại địa phương, để các cơ sở y tế trong tỉnh hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh theo quyết định này.

c) Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Quy định này tới người dân tại địa phương.

d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bệnh viện công lập, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phản ánh về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Quản lý Quỹ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________

ĐƠN XIN HỖ TRỢ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH

Tôi tên: ………………………………, sinh năm ………Dân tộc:……..

Địa chỉ: Ấp.................…....Xã…...................huyện..…………....Tỉnh Trà Vinh .

Số CMTND(nếu có) ........................... do..................  cấp  ngày .../......./……..

Điện thoại liên lạc: ........................

Số Bệnh án:........................

Tôi thuộc đối tượng quy định tại khoản…. Điều 1 Quy định hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ-UBND ngày ….. tháng..... năm 201.. của UBND tỉnh Trà Vinh.

Bị bệnh: .............................................................................................

Vào viện từ ngày       /        /    đến ngày     /            /

Đã điều trị tại: ..............................................................................

Do điều kiện gia đình không có đủ tiền để thanh toán chi phí viện phí.Tôi viết đơn này kính, mong UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cho tôi gặp khó khăn và xin bệnh viện hỗ trợ cho tôi một phần chi phí khám, chữa bệnh để bản thân tôi và gia đình bới phần khó khăn trong cuộc sống.

(Ký tên, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

………….., ngày … tháng … năm Người làm đơn

(Ký tên, hoặc điểm chỉ ghi rõ họ, tên)