Đoàn Quân Việt Nam Đi Trong Lòng Của Má

Đoàn Quân Việt Nam Đi Trong Lòng Của Má

Quân đoàn 1: “Thần tốc - Quyết thắng”

Quân đoàn 1: “Thần tốc - Quyết thắng”

Nội dung của 10 lời thề danh dự của quân nhân Việt Nam

10 lời thề danh dự của quân dân trong lực lượng vũ trang là lời tuyên thệ của tân binh, đọc trong lễ chào cờ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghi thức đó trở thành truyền thống lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu thành lập đến nay.

Sau đây là nội dung của 10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

Lời thề 1: “Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”.

Điều này thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn và cam kết xây dựng một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam

Lời thề 2: “Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”

Điều này thể hiện trách nhiệm tuyệt đối của người chiến sĩ đối với nhiệm vụ và Tổ Quốc

Lời thề 3: “Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Điều này thể hiện sức mạnh tinh thần và lòng quyết tâm của người chiến sĩ

Lời thề 4: “Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu”

Điều này thể hiện ý chí luôn sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm xây dựng một đội quân hùng hậu nhất

Lời thề 5: “Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước”

Điều này thể hiện sự đoàn kết và trách nhiệm của người chiến sĩ trong công cuộc bảo vệ tổ quốc

Lời thề 6: “Luôn luôn cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai”

Điều này thể hiện sự trung thành của người chiến sĩ, một lòng không phản bội Tổ quốc

Lời thề 7: “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí”

Điều này thể hiện tình đồng chí bền chặt, hết lòng giúp đỡ nhau trong mọi khía cạnh, toàn quân một lòng.

Lời thề 8: “Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí”

Điều này thể hiện tinh thần bảo vệ của công, cam kết không tham ô, lãng phí tài sản quốc gia

Lời thề 9: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên: Kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân và ba điều răn: Không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân. Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”

Điều này thể hiện một lòng “hiếu với dân”, xây dựng lòng tin tưởng của nhân dân đối với quân đội

Lời thề 10: “Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”

Điều này thể hiện sự đoàn kết sức mạnh của quân đội trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc

10 lời thề trên đã được thể chế hóa trong Điều lệnh nội vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giá trị cốt lõi của 10 lời thề danh dự của quân dân hầu như không có sự thay đổi, mặc dù ngôn từ đã được thay thế cho phù hợp hơn. Điều đó có nghĩa rằng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có một tầm nhìn vô cùng rộng và bao quát từ quá khứ đến tương lai

Xuất xứ của 10 lời thề trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Lần đầu tiên, 10 lời thề danh dự của quân nhân được đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tuyên thệ tại chiến khu Việt Bắc vào ngày 22/12/1944. 10 lời thề đó do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - khi đó là đội trưởng đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân soạn thảo…

Trong thời khắc lịch sử này, dưới cờ đỏ sao vàng, 34 chiến sĩ của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tập hợp nghiên trang, chỉnh tề đã long trọng đọc 10 lời thề danh dự. Đến nay, 10 lời thề danh dự ngày đó đã trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ một quân dân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Về sau, khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có chia sẻ trong quá trình soạn lời 10 lời thề danh dự, ông có tham khảo từ lời thề danh dự của quân đội nước khác. Trong đó, ông có tham khảo lời thề của FFI - nhóm kháng chiến Pháp chống lại quân chiếm đóng Đức trong Thế chiến thứ 2 và quân giải phóng Nam Tư.

Ý nghĩa của 10 lời thề trong Quân đội nhân dân Việt Nam

10 lời thề danh dự của quân dân thể hiện rõ nét về văn hóa chính trị, đạo đức. Điều đó thể hiện những phẩm giá tốt đẹp của người chiến sĩ trước Tổ Quốc. Qua lời thề danh dự có thể thấy được truyền thống cách mạng giữ gìn từ xa xưa: hy sinh để bảo vệ đất nước Việt Nam.

10 lời thề nêu trên thể hiện lòng yêu nước của người lính, “trung với Đảng, hiếu với dân”, không ngại gian nan, nguyện hi sinh hết mình vì sự nghiệp cách mạng. Thông qua lời 10 lời thề danh dự của quân dân, người bộ đội Cụ Hồ luôn mang trong mình ý chí sẵn sàng chiến đấu, đối mặt với mọi khó khăn thử thách.

Cuối cùng, việc luôn nêu cao tình thần của 10 lời thề danh dự của quân dân khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt nam. Mục tiêu, lý tưởng và trách nhiệm của Đảng luôn luôn hướng tới một đất nước tự do, độc lập, hạnh phúc.

Quân nhân đọc 10 lời thề danh dự khi nào?

10 lời thề danh dự của quân nhân được tất cả các cán bộ, chiến sĩ, người hoạt động trong quân đội học thuộc lòng. 10 lời thề quân đội sẽ được đọc trong lễ chào cờ của Quân đội. Điển hình như: Lễ ra quân, lễ chào cờ thứ hai đầu tuần,đầu tháng, đầu quý, đầu năm, lễ tuyên thệ, buổi lễ tổ chức mít tinh kỷ niệm… Nội dung là lời nhắc nhở mỗi quân nhân khắc ghi nhiệm vụ vinh quang của người chiến sĩ cách mạng.

Tất cả, không phân viết cấp bậc, chức vụ, đứng nghiêm trang dưới màu cờ đỏ sao vàng. Đơn vị sẽ chọn ra một đồng chí đại diện cho toàn đơn vị lên đọc to. dõng dạc 10 lời thề, thể hiện tinh thần hào hồng của người quân nhân. Sau khi kết thúc mỗi lời thề, tất cả mọi người sẽ đồng thanh hô to: “xin thề”.

Phần lớn nội dung của 10 lời thề danh dự của quân nhân là lời tâm huyết của những người chiến sĩ hết mình với Tổ Quốc. Đó là sự bảo đảm cho mọi quân nhân trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Những điều đó tạo nên sự khác biệt về người bộ đội Cụ Hồ vì nước vì dân.

Các thế hệ chiến sĩ khi bước chân vào đơn vị đều bắt buộc phải học thuộc 10 lời thề danh dự của quân dân để nghiêm túc thực thi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bởi đó là lời hứa danh dự của người chiến sĩ trước Đảng, trước nhân dân. Trong mọi hoàn cảnh, quân nhân đều phải giữ vững tinh thần như trong 10 lời thề đã nêu.

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi

Sư đoàn 304, mật danh là Đoàn Vinh Quang, Sư đoàn 304 là 1 trong 6 đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc biên chế của Quân khu 2. Sư đoàn thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1950 từ các trung đoàn 9, 57, 66. Hiện nay là các trung đoàn khung thường trực BB9, BB24, BB66 và Trung đoàn Pháo binh 68. Bộ Chỉ huy Sư đoàn hiện đóng tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sư đoàn trưởng hiện tại là Đại tá Trịnh Ca.

1. Trung đoàn 9 Bộ binh : Mật danh "Đoàn Ninh Bình", bao gồm:

Trung đoàn đóng quân tại xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trung đoàn 9 được thành lập ngày 23/9/1947 tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa; là trung đoàn chủ lực cơ động của Sư đoàn 304, Quân đoàn 2.

2. Trung đoàn 57 Bộ binh: Mật danh "Đoàn Nho Quan", bao gồm:

3. Trung đoàn 66 Bộ Binh: tức "Đoàn Đông Sơn".

4. Trung đoàn Pháo binh 68: thành lập ngày 20-10-1955.

Sư đoàn trưởng: Đại tá Trịnh Ca

Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng: Đại tá Trịnh Văn Cường

Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị đã tấn công đại phá cụm Hồng Cúm trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong Chiến tranh Việt Nam, là đơn vị cấp sư đoàn bộ đội chủ lực đầu tiên hành quân vào miền Nam và đánh quân Mỹ tại trận Ia Đrăng nổi tiếng tháng 11 năm 1965. Trung đoàn 66 của Sư đoàn đã được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trao hai Huân chương Quân công hạng Nhất và danh hiệu Đoàn Playme để kỷ niệm chiến thắng này.

Năm 1972, F304 tham gia Chiến dịch Quảng Trị. Ngày 26 tháng 4 năm 1972 mở màn tân công các cao điểm quanh sân bay Ái Tử.

Năm 1974, Sư đoàn đã phối hợp với Sư đoàn 324 đánh chiếm Thượng Đức và đã có một cuộc chạm trán đầy máu lửa với sư đoàn nhảy dù (Thiên Thần Mũ Đỏ) của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng là trận đánh đầu tiên mà đơn vị này phải chịu những thiệt hại nặng nề nhất (mỗi bên đều tổn thất trên 50% lực lượng). Các lực lượng tham chiến bao gồm:

Lực lượng tham gia tác chiến chủ yếu ở Thường Đức là Sư đoàn 304 với Trung đoàn 66 được tăng cường Trung đoàn 29 (còn gọi là Trung đoàn 3) thuộc Sư đoàn 324, Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 219 Công binh, một đại đội tên lửa Strela 2 và một đại đội tên lửa 9M14 Malyutka, tất cả từ Quân đoàn 2 cùng hai tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Đà. Các đơn vị của Quân đoàn 2 đã được cơ giới trên con đường chiến lược mới mở Đông Trường Sơn từ thung lũng Ba Lòng (Quảng Trị) xuống. Riêng Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 324 vừa mới được cơ giới từ thung lũng A Shau (Thừa Thiên) xuống tham gia đánh trận Dak Pek, sau đó đã cơ động trở lại Quảng Nam để tham gia chiến dịch Thường Đức.

Năm 1975, Sư đoàn là đơn vị đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập.