Lạc vào tiên cảnh nơi trần gian ở Cửu Trại Câu
Lạc vào tiên cảnh nơi trần gian ở Cửu Trại Câu
Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó bắt đầu hành trình tham quan khu danh thắng Cửu Trại Câu (Jiuzhai Valley) có các hồ nước được hình thành từ núi đá vôi trầm tích và mang một vẻ đẹp riêng. Quý khách tự do khám phá các hồ tại Cửu Trại Câu như: (Đã bao gồm xe du lịch sinh thái)Hồ Trường (Hồ Dài) – hồ nước xanh thẫm hình lưỡi liềm nằm ở cuối thung lũng Tắc Tra Oa, bao quanh bởi ngọn núi tuyết phủ. Hồ nước trông như một viên sapphire lấp lánh giữa đất trời.
Hồ Hổ – khác với tên gọi oai nghiêm, dòng nước ở hồ chảy hiền hòa, trầm lặng. Mỗi khi thu về, những rặng cây xanh vàng đủ màu sắc phản chiếu xuống mặt hồ lốm đốm như vằn hổ.
.Hồ Hỏa Hoa – mặt hồ phẳng lặng như gương, làn nước trong xanh như ngọc. Nếu may mắn, quý khách sẽ bắt gặp được khoảnh khắc sương mù dần tan kèm theo ánh mặt trời, mặt nước có những tia sáng lấp lánh như ánh sao đêm, tạo nên khung cảnh diệu kỳ.Hồ Song Long – nằm khuất sau những tán cây và thác nước, nơi đây có 2 dải đá ngầm dưới đáy hồ trông hệt như hai chú rồng đang ẩn nấp.
Hồ Thiên Nga (Swan Lake) – một hồ nước đặc biệt với nhiều cỏ dại và hoa rừng đẹp như tranh vẽ, dài 2.250 mét, rộng 125 mét, đẹp như tranh vẽ.Hồ Gương – hồ nước đẹp với diện tích khá khiêm tốn (chỉ khoảng 1km) nhưng được bao bọc bởi những cánh rừng xanh mướt. Dòng nước trong vắt tựa như tấm gương phản chiếu trọn khung cảnh bầu trời, tạo nên vẻ đẹp lung linh và huyền ảo.
Rừng nguyên sinh – thảm thực vật chủ yếu gồm linh sam và vân sam, có những cây tuổi đời đã 100.000 năm. Những bụi cây kim ngân, đỗ quyên, dương xỉ, đất xanh phủ đầy địa y cho thấy chất lượng không khí nơi đây rất tốt.Thác Thụ Chính – nằm giữa hồ Hổ và hồ Ngọa Long, là thác nước đầu tiên nằm ngay đường vào thung lũng với chiều rộng 62 mét và cao 15 mét.
Thác Nặc Nhật Lãng – ngọn thác nổi tiếng rộng gần 300 mét, là thác nước rộng nhất của Trung Quốc. Tại ngã ba Hồ có các bãi đá vôi chia dòng nước thành 18 hồ lớn nhỏ khác nhau. Quý khách được nghe tiếng suối tựa như tiếng vang ca hân hoan làm dậy cả núi rừng.
Bãi cạn Trân Châu: tại đây nước chảy ồ ạt, đập vào các mỏm đá, bắn lên các hạt nước tròn xoe. Khi ánh nắng chiếu vào, các hạt nước lấp lánh như những viên ngọc trai. Vì thế con thác được đặt với cái tên mỹ miều là Bãi Trân Châu.Quý khách tự túc bữa trưa, chỉ bao gồm bữa tối tại nhà hàng địa phương.Buổi tối tự do tham quan và tìm hiểu đời sống người Tây Tạng, mua các đặc sản từ thịt bò hoặc xem chương trình biểu diễn ca múa nhạc “Tạng Khương” do chính những nghệ sỹ bản địa trình diễn. (Chi phí tự túc)Nghỉ đêm tại Cửu Trại Câu.
Đoàn dùng bữa sáng và làm thủ tục trả phòng khách sạn. Xe và Hướng dẫn viên đưa đoàn tham quan: Cổ trấn Từ Khí Khẩu (Ciqikou) – thị trấn cổ hơn 1000 năm tuổi, còn được gọi là Tiểu Trùng Khánh. Cổ trấn nằm ở ngoại ô thành phố, nổi tiếng với những con dốc bậc đá cổ kính, hai bên là các quán trà lầu đèn lồng đỏ cùng các cửa tiệm đậm chất phong kiến.
Bảo tàng Tam Hiệp nằm ở phía tây của Quảng trường nhân dân Trùng Khánh, trưng bày hơn 10.000 hiện vật và nhiều di tích văn hóa, công trình điêu khắc. Bảo tàng bao gồm 4 tầng với màn hình chiếu đặc biệt có thể xoay 360 độ.
Đại lễ đường nhân dân Trùng Khánh – phiên bản mô phỏng đại lễ đường ở Bắc Kinh, được xây dựng trên quảng trường rộng lớn, bao quanh là những hàng cây xanh. Mái vòm kính màu xanh và cột chống màu đỏ tạo nên sự tương phản. (Quý khách tham quan và chụp ảnh bên ngoài)Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương. Đến giờ xe và Hướng dẫn viên đưa đoàn ra sân bay, đáp chuyến bay về lại Việt Nam. Chuyến bay dự kiến: CA407 CKG-SGN 19:25 – 22:15Đến sân bay Tân Sơn Nhất, chia tay quý khách và hẹn gặp lại quý khách ở những hành trình sau cùng với TransViet Travel.(Thứ tự chương trình có thể thay đổi theo tình hình thực tế của tour nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các điểm tham quan trong chương trình).
Vé máy bay theo hành trình SGN - CKG - SGN bao gồm: 1 kiện hành lý xách tay 5kg và hành lý ký gửi 23kg.
Tàu cao tốc khứ hồi hạng 2: Trùng Khánh – Thành Đô.
Xe vận chuyển đưa đón tham quan theo chương trình
Phí tham quan các điểm đã ghi trên chương trình
Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 4 sao địa phương: 2 người lớn/phòng, phòng 3 sẽ được bố trí khi cần thiết và thông báo trước cho khách hàng.
Quà tặng từ công ty du lịch TransViet.
Nước uống trên xe: 1 chai/ khách/ ngày tham quan.
Bảo hiểm du lịch với giá trị hợp đồng tối đa là 735.000.000VNĐ/trường hợp. Khách từ 85 tuổi trở lên phụ thu gói bảo hiểm du lịch riêng biệt (mức phí tùy theo hành trình và độ tuổi của khách).
Hướng dẫn viên từ Việt Nam theo suốt chương trình và Hướng dẫn viên đón đoàn từ Trung Quốc.
Visa Đoàn cho khách Quốc tịch Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc.
Hộ chiếu (bắt buộc còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng - tính từ ngày nhập cảnh lại Việt Nam).
Hành lý quá cước quy định, xe vận chuyển ngoài chương trình.
Visa dán cho khách Quốc tịch Nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc.
Chi phí làm visa tái nhập Việt Nam nếu quý khách mang hộ chiếu nước ngoài có thị thực nhập cảnh Việt Nam 1 lần.
Các chi phí khác không đề cập trong mục bao gồm.
Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và tài xế.
- Người lớn: 2USD/khách cho đêm trước ngày khởi hành và 5USD/khách/ngày.
- Trẻ em (từ 2 đến 11 tuổi): 100% phí người lớn
- Em bé (dưới 2 tuổi): miễn phí
- Ngày tự do trong chương trình (nếu có): Miễn phí tiền bồi dưỡng.
dẫn đến bài này. Xin đọc về huyện cùng tên thuộc châu tự trị người Khương, người Tạng
"Thung lũng Chín Làng (Cửu Trại Câu)" trong tiếng Trung giản thể (trên), tiếng Trung phồn thể (giữa), và Tây Tạng (dưới)
Cửu Trại Câu, (tiếng Trung: 九寨溝; bính âm: Jiǔzhàigōu, tiếng Tây Tạng: Sicadêgu có nghĩa là "Thung lũng chín làng") là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá, phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Là một thung lũng dài chạy từ bắc xuống nam, Cửu Trại Câu được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1992, khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.[1] Nó được xếp là Cảnh quan được bảo vệ (Loại V) trong hệ thống phân loại khu bảo tồn của IUCN.
Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu là một phần của dãy núi đá vôi Dân Sơn rìa của cao nguyên Tây Tạng và trải dài hơn 72.000 hécta (180.000 mẫu Anh). Nó được biết đến với những thác nước đa tầng, những hồ nước đầy màu sắc và những đỉnh núi phủ tuyết trắng. Độ cao dao động từ 2.000 đến 4.500 mét (6.600 đến 14.800 ft).
Cửu Trại Câu là khu vực sâu xa, trong tiếng của người Tây Tạng nghĩa là "Thung lũng chín làng" để chỉ chín ngôi làng nằm dọc theo chiều dài của nó. Vùng này là nơi khu vực sinh sống của người Tây Tạng và người Khương trong nhiều thế kỷ. Đến năm 1975, khu vực không thể tiếp cận này đã được ít nhiều người biết đến.[2] Mở rộng khai thác gỗ đã diễn ra cho đến năm 1979, khi chính phủ Trung Quốc cấm các hoạt động này và thực hiện các biện pháp đưa khu vực trở thành một vườn quốc gia vào năm 1982. Cục Quản lý được thành lập và địa danh này chính thức mở cửa cho du lịch vào năm 1984. Các cơ sở hạ tầng được bố trí theo quy định hoàn thành vào năm 1987.
Thắng cảnh này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1992 và khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1997. Đồng thời, nó cũng được phân loại như là một danh lam thắng cảnh AAAAA (5A - tiêu chí cao nhất) bởi Tổng cục Du lịch Trung Quốc.
Kể từ khi mở cửa, hoạt động du lịch đã tăng lên hàng năm: từ 5.000 lượt khách vào năm 1984 lên 170.000 vào năm 1991, 160.000 vào năm 1995, đến 200.000 vào năm 1997, trong đó có khoảng 3.000 người nước ngoài. Khách du lịch đạt 1.190.000 người vào năm 2002.[3] Tính đến năm 2004, trung bình 7.000 lượt khách ghé thăm thắng cảnh này mỗi ngày, và lên tới 12.000 trong mùa cao điểm.[2] Thị trấn Zhangzha tại lối ra của thung lũng và huyện Tùng Phan gần đó có nhiều khách sạn, trong đó có nhiều khách sạn sang trọng năm sao như Sheraton là nơi trú chân cho khách du lịch khi tới đây.
Phát triển du lịch đại chúng trong khu vực đã gây ra những lo ngại về tác động đối với môi trường xung quanh vườn quốc gia.[4]
Hiện tại, bảy trên chín ngôi làng vẫn còn có dân cư là những người Tây Tạng sinh sống. Một số ngôi làng mà du khách có thể dễ dàng tiếp cận như Heye, Shuzheng và Zechawa nằm dọc theo con đường chính phục vụ khách du lịch. Tại đây có bán đồ thủ công mỹ nghệ địa phương, quà lưu niệm và đồ ăn nhẹ. Phía sau làng Heye là các làng Jianpan, Panya, Yana và Rexi nhỏ hơn nằm trong thung lũng. Guodu và Hejiao là hai làng không còn dân cư.
Năm 2003, dân số thường trú của thung lũng là khoảng 1.000 bao gồm 112 hộ gia đình,[2] và do tính chất bảo vệ của một vườn quốc gia, nông nghiệp không còn được phép khiến những người dân địa phương bây giờ có nguồn thu nhập chủ yếu là từ du lịch và trợ cấp chính quyền địa phương.
Cửu Trại Câu nằm ở cuối phía nam của dãy núi Dân Sơn, cách 330 km (205 mi) về phía bắc của thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên là Thành Đô. Về mặt địa lý, khu vực là một phần của huyện Cửu Trại Câu (trước đây là huyện Nam Bình), châu A Bá, tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, gần ranh giới với tỉnh Cam Túc.
Các thung lũng có diện tích 720 km2 (278 dặm vuông Anh), với vùng đệm có diện thêm 600 km2 (232 dặm vuông Anh). Địa hình tùy thuộc vào khu vực xem xét, từ 1.998 đến 2.140 mét thung lũng Thụ Chính (Thụ Chính Câu) và từ 4.558 đến 4.764 mét trên núi ở đầu Thung lũng Tắc Tra Oa.
Về khí hậu, khu vực có khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới gió mùa với nhiệt độ trung bình hàng năm là 7,8 °C. Thấp nhất là -3.7 °C vào tháng 1 và cao nhất vào tháng 7 với nhiệt độ 16,8 °C.[2] Tổng lượng mưa hàng năm là 761 mm nhưng tại các khu vực có lượng mưa đạt 1.000 mm,[2] với 80% lượng mưa là vào giữa tháng 5 và tháng 10.
Cửu Trại Câu nằm trong vùng sinh thái rừng lá rộng ôn đới với núi và cao nguyên đan xen. Gần 300 km2 (116 dặm vuông Anh) của danh thắng này được bao phủ bởi rừng hỗn hợp (lá rộng ôn đới và rừng hỗn giao). Khu rừng với đầy đủ các sắc lá từ vàng, cam, đỏ trong mùa thu khiến nó là một điểm đến vô cùng hấp dẫn. Đây là nhà của một số loài thực vật đặc hữu, trong đó bao gồm cả tre và đỗ quyên.
Về động vật, nơi đây có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng là Gấu trúc lớn và Voọc mũi hếch. Cả hai loài đều có số lượng nhỏ và tồn tại trong tình trạng cô lập, trong đó quần thể Gấu trúc chỉ ít hơn 20 cá thể. Sự sống còn của chúng vẫn còn là một dấu hỏi khi lượng khách du lịch tới đây ngày một tăng. Ngoài ra, Cửu Trại Câu cũng là nơi có khoảng 140 loài chim.
Cửu Trại Câu bao gồm 3 thung lũng xếp theo hình dạng chữ Y. Nhật Tắc Câu và Tắc Tra Oa Câu là hai thung lũng chạy từ phía nam gặp nhau ở trung tâm của khu vực, cũng là nơi bắt đầu của Thụ Chính Câu chạy về phía bắc.
Nhật Tắc Câu (日則溝, bính âm: Rìzé Gōu) là thung lũng dài 18 km, nhánh phía tây của Cửu Trại Câu. Đây là nơi rộng nhất và thường được thăm đầu tiên. Từ đầu của thung lũng, đi xuống dốc sẽ đi qua các địa điểm:
Tắc Tra Oa Câu (則查窪溝, Zécháwā Gōu) là nhánh phía đông nam của Cửu Trại Câu. Nó có độ dài tương tự như Nhật Tắc Câu, tức là khoảng 18 km nhưng cao hơn (3150 mét ở Trường Hải hay Hồ Dài). Đi xuống dốc từ điểm cao nhất của thung lũng, có những địa điểm sau đây:
Thụ Chính Câu (樹正溝, Shùzhèng Gōu) là nhánh ở phía bắc của Cửu Trại Câu. Nó dài 14,5 km (9 dặm). Đi xuống dốc từ thung lũng sẽ bắt gặp:
Hồ thiên nga chụp từ bên trong đường đi bộ.