Bắc Âm Đại Thánh Tangthuvien

Bắc Âm Đại Thánh Tangthuvien

ÐK: Ngày [ G ] ấy Chúa cất [ Bm ] tiếng gọi khắp [ Em ] nơi, [ D7 ] ___ ngày [ G ] ấy Chúa dẫn [ G7 ] lối đi vào [ C ] đời [ E7 ] ___. Ngài [ Am ] muốn hết thế [ D7 ] giới được đón [ G ] nghe, loan tin [ E7 ] vui cùng nắm [ Am ] tay chung [ D ] xây trời đất [ Bb ] mới. [ C ] ___ [ D7 ] ___ Ngày [ G ] ấy Chúa cất [ Bm6 ] tiếng gọi khắp [ Em7 ] nơi, [ D7 ] ___ ngày [ G ] ấy đến với [ G7 ] Chúa đi vào [ C ] đời, cùng [ Cm ] bước dưới ánh sáng thành muối [ G ] men cho muôn [ Em7 ] dân thành chứng [Âm]nhân reo [ D7 ] vang mùa hồng [ G ] ân. [ G7 ] ___

ÐK: Ngày [ G ] ấy Chúa cất [ Bm ] tiếng gọi khắp [ Em ] nơi, [ D7 ] ___ ngày [ G ] ấy Chúa dẫn [ G7 ] lối đi vào [ C ] đời [ E7 ] ___. Ngài [ Am ] muốn hết thế [ D7 ] giới được đón [ G ] nghe, loan tin [ E7 ] vui cùng nắm [ Am ] tay chung [ D ] xây trời đất [ Bb ] mới. [ C ] ___ [ D7 ] ___ Ngày [ G ] ấy Chúa cất [ Bm6 ] tiếng gọi khắp [ Em7 ] nơi, [ D7 ] ___ ngày [ G ] ấy đến với [ G7 ] Chúa đi vào [ C ] đời, cùng [ Cm ] bước dưới ánh sáng thành muối [ G ] men cho muôn [ Em7 ] dân thành chứng [Âm]nhân reo [ D7 ] vang mùa hồng [ G ] ân. [ G7 ] ___

Ngày 15/08 – Hội Yến Diêu Trì Cung (Tiểu lễ)

Hội Yến Diêu Trì Cung Tòa Thánh Tây Ninh – bữa tiệc kết nối giữa thể xác và tâm linh – là một trong hai ngày lễ trọng đại nhất của đạo giáo Cao Đài bên cạnh Đại lễ Đức Chí Tôn. Các tài liệu lịch sử ghi nhận rằng, vào rằm tháng Tám năm Ất Sửu 1925, ba ông Cao – Tắc – Sang đã lập bàn cầu cơ, chiêu đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị tiên nương. Ngay sau đó, các vị lần lượt giáng cơ và tặng lại các bài thơ 4 câu quý giá. Sự kiện này đánh dấu buổi khai đạo cứu đời đầu tiên và mở ra thời kỳ phát triển hưng thịnh của đạo giáo.

Hằng năm cứ đến tiết trời mát mẻ giữa thu, toàn đạo Cao Đài hướng về Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh để hưởng ứng Hội Yến Diêu Trì Cung trong hai ngày 15 và 16 tháng Tám Âm lịch. Qua đó, các tín đồ và du khách từ Nam chí Bắc, trong và ngoài nước có cơ hội tề tựu đông vui giữa không gian cờ hoa đa sắc. Người người thành tâm hiếu kính với Đức Phật Mẫu và Cửu vị tiên nương, cầu mong ơn trên chứng giám và độ trì nhân thế.

Theo tập tục, phần lễ của Hội Yến bao gồm cúng Tiểu đàn tại Đền Thánh vào 0h00 sáng và cúng Đại đàn Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ vào 12h00 trưa ngày 15 tháng Tám. Phẩm quả linh đình được bày biện đẹp mắt, hương đèn được thắp sáng liên tục. Trong điệu nhạc bát âm huyền bí, các tín đồ cử hành lễ nghi cung nghinh Đức Phật Mẫu và Cửu vị tiên nương về hội họp với con cháu toàn đạo.

Phần hội của Hội Yến cũng diễn ra đặc sắc với gian trưng bày triển lãm của các họ đạo và cuộc diễu hành rước cộ bông hoành tráng trước Đền Thánh, Báo Ân Từ và khắp khán đài Đông, Tây. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã khắc họa tinh xảo hình ảnh các linh vật độc đáo từ hoa quả các miền. Những màn múa Rồng Nhang, múa Long Mã và nhiều chương trình văn nghệ dân gian thu hút sự chú ý của các du khách.

Trong khoảng thời gian này, khu vực Trai Đường của Tòa Thánh Tây Ninh nghi ngút khói bếp và chiêu đãi du khách các bữa ăn chay miễn phí. Các món ăn thanh đạm nhưng đủ chất, đủ vị, thấm nhuần tinh thần đùm bọc, sẻ chia.

Lưu ý khi tham gia Hội Yến Diêu Trì Cung:

Nghiêm túc, chỉn chu khi tham gia phần lễ cúng.

Bảo quản tư trang cẩn thận vì người tham dự rất đông đúc.

Nếu có thời gian, du khách có thể ghé thăm núi Bà Đen để tham gia lễ hội rằm Trung thu thường kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Tám Âm lịch.

Tham khảo thông tin chi tiết về Hội Yến tại đây.

Ngày 15/02 – Vía Đức Thái Thượng Lão Quân (Đại lễ)

Đức Thái Thượng Lão Quân (còn gọi là Thái Thượng Đạo Tổ hay Giáo Chủ Thiên Tôn) là vị tiên quyền cao chức trọng nơi cõi hằng sống thiêng liêng. Ngài biến sinh từ Tiên Thiên Khí và hiện diện trước cả khi Trời Đất thành hình và phân định. Người đời tương truyền rằng Đức Thái Thượng Lão Quân có phép lực vô biên, khả năng biến hóa khôn cùng và thường xuống cõi trần để ban phát ân lành, giáo hóa chúng sinh.

Lễ vía Đức Thái Thượng Lão Quân được tổ chức vào rằm tháng Hai Âm lịch hằng năm tại Tòa Thánh và các thánh thất họ đạo nhằm kỷ niệm sự kiện Thiên Tôn thánh đản. Đây là ngày Trời Đất khai thông, nghiệp kiếp tiêu biến, các chư vị thần tiên đều đến chúc mừng, vậy nên những lời cầu danh, cầu tài, cầu lộc, cầu con… đều rất linh nghiệm.

Lễ cúng đàn được tổ chức theo nghi thức cao nhất, trong đó có đọc Kinh Tiên giáo ca ngợi ơn đức của Đức Thái Thượng Lão Quân. Khi tiếng trống lạy vang lên, mọi người đồng loạt cúc cung bái lạy 3 lần, mỗi lần 3 gật, mỗi gật niệm: “Nam mô Thái Thượng Ðạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn”.

Theo thông lệ, lễ vía Đức Thái Thượng Lão Quân tại Tòa Thánh Tây Ninh được tổ chức khá ấm cúng với sự tham gia của con dân đạo Cao Đài tại địa phương. Nhân dịp này, các tín đồ sùng đạo chầu lễ và khấn nguyện với ân trên ban cho sức khỏe dồi dào, trí óc thông tuệ, công quả viên mãn, hướng đến giải thoát toàn diện.

Lưu ý khi tham gia vía Đức Thái Thượng Lão Quân:

Ăn mặc gọn gàng, lịch sự (riêng các tín đồ nên mặc lễ phục truyền thống).

Cử chỉ đúng mực khi tham gia cúng đàn.

Hành động hướng thiện để gia tăng phúc khí.

Ngày 08/04 – Vía Đức Phật Thích Ca (Đại lễ)

Đây là dịp lễ quan trọng kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào thế kỷ VI Trước Công nguyên tại khu vườn Lâm Tỳ Ni của thủ đô Ca Tỳ La Vệ. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo vẫn còn tranh cãi xoay quanh vấn đề có nên đổi ngày Phật đản sang rằm tháng Tư Âm lịch hay không. Tuy vậy, Hội Thánh Tây Ninh vẫn giữ truyền thống xa xưa của đạo giáo truyền thừa và chọn mùng 8 tháng Tư hằng năm để thiết lễ Đại đàn.

Trong văn hóa Cao Đài, Đức Phật Thích Ca được ca tụng như một đại hiền triết, một nhà đạo đức và là biểu tượng của sự an yên trong dòng chảy biến thiên chốn hồng trần. Ngài dẫn dắt tín đồ cầu tìm chân lý, buông bỏ những ham muốn thế tục tầm thường và bước vào một thế giới chỉ có niềm vui và hạnh phúc.

Lễ vía Đức Phật Thích Ca được tiến hành vào 0h00 và 12h00 tại nơi thờ tự Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ từ trung ương đến địa phương. Qua đó, quan khách tham dự thành tâm dâng hương đăng, hoa, trà, quả, cầu nguyện Đức Phật ban bố hồng ân, điển lành, độ trì chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng. Trong buổi thiết lễ, Chức sắc thuyết đạo nhắc lại tiểu sử và công đức vô lượng của Ngài, nhắc nhở con dân phải học hỏi và làm theo cách đối nhân xử thế đại từ, đại bi.

Đồng thời, nhân dịp lễ vía, nhiều mạnh thường quân góp của, góp sức để tổ chức nhiều bữa ăn chay miễn phí, lan tỏa nghĩa tình đồng bào quý báu đến những ai có hoàn cảnh khó khăn.

Lưu ý khi tham gia vía Đức Phật Thích Ca:

Ăn mặc gọn gàng, lịch sự (riêng các tín đồ nên mặc lễ phục truyền thống).

Nghiêm trang, chỉn chu khi tiến hành nghi lễ.

Nếu có thời gian, du khách có thể ghé thăm núi Bà Đen dự lễ Phật đản (theo giáo lý đạo Phật) thường diễn ra vào ngày 16 và 17 tháng Tư Âm lịch. Thời gian tổ chức Phật đản tại núi Bà Đen căn cứ vào sự thống nhất của Đại hội Phật giáo thế giới 1950.

Ngày 01/01: Lễ rước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật (Tiểu lễ)

Theo quan niệm của đạo giáo Cao Đài, các tín đồ phải cung kính thờ phụng Ngọc Hoàng Thượng Đế – Đức Chí Tôn cùng các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nhân dịp cuối năm, các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật sẽ lên thiên triều chấp sự với Ngọc Hoàng Thượng Đế, sau đó trở về tiếp tục dẫn dắt con người trên hành trình tu tập đức hạnh.

Lễ rước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật được tiến hành đúng 0h00 đêm ngày 30 tháng Chạp – rạng sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán hằng năm tại Tòa Thánh Tây Ninh và các thánh thất đạo Cao Đài. Lễ rước diễn ra vào thời khắc giao thừa thiêng liêng, đánh dấu sự chuyển mình của càn khôn vũ trụ và mở ra khởi đầu mới cho vạn vật trên Trái Đất.

Hầu như chỉ có các tín đồ sùng đạo hiệp hội tại Đền Thánh trong ngày lễ rước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ai cũng mặc trên người bộ áo dài trắng truyền thống của Việt Nam và mang phong thái trang nghiêm, kính cẩn. Bàn thờ Chánh điện được bày trí giản dị nhưng không kém phần đẹp mắt với hương, nến, hoa, quả… dưới con mắt chứng giám linh thiêng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Khác với Tiểu đàn ngày thường chỉ có đọc kinh, lễ rước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Đền Thánh bao gồm nghi thức dâng Sớ Tân Niên cầu nguyện do ngài Đầu sư Chưởng quản Hội Thánh Tây Ninh tiến hành. Trước khi bãi đàn, ngài Đầu sư đọc Thơ Chúc Xuân gửi đến các đồng đạo, cầu cho quốc thái dân an, người người an lạc. Lễ cúng thường kết thúc vào 01h30 rạng sáng cùng ngày.

Lưu ý khi tham gia rước chư Thánh, Thần, Tiên, Phật:

Ăn mặc lịch sự, gọn gàng (riêng các tín đồ nên mặc lễ phục truyền thống).

Không làm ồn khi tiến hành nghi thức.

Tránh những hành vi kiêng kỵ vào ngày đầu năm mới như nói điều xui xẻo, lời qua tiếng lại, làm vỡ đồ đạc…

Sau khi bãi đàn, du khách có thể trở lại vào buổi sáng để dự các chương trình khai xuân tại Tòa Thánh Tây Ninh.